Trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý và đạo đức trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ (Trang 26 - 28)

bộ.

Đường bộ là loại giao thông chủ yếu, chiếm vị trí quan trọng nhất đối với mỗi cá nhân, tổ chức sinh sống trên đất nước Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung. Con người không thể tổn tại mà thiếu đi việc sử dụng loại giao thông đường bộ, nhưng ở Việt Nam hiện nay ách tắc giao thông, TNGT đang trở thành vấn đề vô cùng bức bối, gây thiệt hại không nhỏ về người và tài sản của cá nhân, tổ chức, xã hội đơn thuần không chỉ do hạ tầng cơ sở của chúng ta chất lượng còn kém, thiếu đồng bộ mà còn do cả ý thức của người dân khi tham gia giao thông, để giảm thiểu và ngăn chặn nó cần phải áp dụng một số những chế tài xử phạt, trong các loại chế tài của pháp luật chế tài Hình sự là loại chế tài nghiêm khắc nhất.

Trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ được hiểu là trách nhiệm đặt ra đối với những hành vi vi phạm pháp luật được coi là nguy hiểm cho xã hội của các cá nhân, tổ chức khi tham gia giao thông đường bộ và được quy định trong Bộ luật hình sự năm ỉ 999 (được coi là tội phạm).

Được quy định trong bộ luật hình sự năm 1999 có 6 tội quy định tại các Điều: 202 (tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ), 203 (tội cản trở giao thông đường bộ), 204 (Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không đảm bảo an toàn), 205 (Tội điều động hoặc giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ), 206 (Tội tổ chức đua xe trái phép), 207 (tội đua xe trái phép).

Tội phạm về TTATGTĐB là một phần trong các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng quy định trong bộ luật hình sự năm 1999 dựa

trên mức độ nguy hiểm tới sự an toàn của xã hội nói chung, về tài sản, tính mạng của công dân trong lĩnh vực TTATGTĐB nói riêng. Thực tế hiện nay cho thấy còn có quá nhiều người chưa ý thức được đầy đủ sự nguy hiểm mà mình gây ra khi vi phạm trật tự an toàn giao thông nói chung, đường bộ nói riêng làm xâm hại đến tính mạng, tài sản của bản thân, người khác và của xã hội; đem lại gánh nặng cho xã hội vì vậy việc quy định TNHS đối với các tội phạm về TTATGTĐB là vô cùng cần thiết, nó bảo đảm cho trật tự xã hội và an toàn cuộc sống của con người, đồng thời còn góp phần quan trọng trong việc xây dựng xã hội văn minh.

Khái niệm tội phạm trong lĩnh vực TTATGTĐB được hiểu là: những hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi do chủ thể có đủ năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm vào những quy định của nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe con người hoặc thiệt hại tài sản của nhà nước, của các tổ chức xã hội và công dân, xâm phạm vào hoạt động bình thường trên lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ [44,tr,9].

Cơ sở để truy cứu TNHS đối với các tội phạm trong lĩnh vực TTATGTĐB dựa trên các yếu tố sau:

Chủ thể của các tội xâm phạm TTATGTĐB; Các dấu hiệu chủ thể chung là người có năng lực TNHS, đạt độ tuổi theo luật hình sự quy định (cá nhân đủ 16 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi), trừ các tội quy định chủ thể đặc biệt phải là người có chức vụ, quyền hạn đó chính là những người theo quy định của pháp luật có trách nhiệm tổ chức, kiểm tra xác định điều kiện an toàn của phương tiện kỹ thuật giao thông đường bộ để cho phép được đưa vào sử dụng hay không được sử dụng như: Điều 204 KI-Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường bộ không đảm bảo an toàn quy định:

“Người nào chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động hoặc tình trạng kỹ thuật mà cho phép đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường bộ rổ

ràng không đảm bảo an toàn kỹ thuật gây thiệt hại cho tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ mười triệu đổng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sấu tháng đến ba năm

Điều 205 Khoản 1 quy định tội điều động hoặc giao cho người không đủ

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý và đạo đức trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ (Trang 26 - 28)