- Thẩm quyền xử phạt của thanh tra giao thông đường bộ:
Thực trạng chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông tại Tỉnh
2.1.3. Thực trạng áp dụng biện pháp trách nhiệm pháp lý trong tinh vực an toàn giao thông ở nước ta hiện nay.
an toàn giao thông ở nước ta hiện nay.
Thuận lợi: Đặc thù của giao thông đường bộ là gắn liền với đời sống của con người, Việt Nam là nước có nền kinh tế chậm phát triển so với một số nước trên thế giới vì vậy cơ sở hạ tầng giao thông còn rất nhiều hạn chế, nhưng nhìn chung các quy định pháp luật trong lĩnh vực TTATGTĐB với số lượng rất lớn (luật cũng như văn bản đưới luật) quy định khá chi tiết và chặt chẽ, điều chỉnh cụ thể đến từng hành vi của người tham gia giao thông vói các chế tài phù hợp thể hiện rõ nét nhất là trong lĩnh vực xử phạt Hành chính.
Thời gian qua nhận thức về bảo đảm trật tự an toàn giao thông nói chung, TTATGTĐB nói riêng được nâng cao rõ rệt, nhất là trong thời gian gần đây chúng ta đã ý thức và dành sự quan tâm thích đáng đối với việc kiềm chế nạn ùn tắc giao thông, TNGT, đây là những vấn đề bức xúc cần phải chấn chỉnh kịp thời vì vậy Đảng và Chính phủ đã đưa ra Nghị Quyết 13/2002/NQ-CP của
chính phủ về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông; Chỉ thị số 22- CT/TW của Ban Bí Thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Bên cạnh đó việc tổ chức, triển khai, tuyên truyền và thực thi các văn bản pháp luật đã được các cấp, các ngành thực sự chú trọng, có rất nhiều các hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật giao thông đường bộ nhằm hạn chế và ngăn chặn các vi phạm TTATGTĐB được triển khai thực hiện; Hoạt động thanh tra trong lĩnh vực TTATGTĐB được thực hiện một cách chặt chẽ hơn và thu được những kết quả đó là giảm bớt hẳn việc lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ (họp chợ; xây dựng hàng, lều quán trái phép...)
Khó khăn: Mặc dù đã có rất nhiều tiến triển nhưng trên thực tế trình độ dân trí vẫn còn nhiều hạn chế: chưa thực sự nhận thức được tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy định trong lĩnh vực giữ gìn TTATGTĐB là vấn đề quan trọng và ảnh hưởng sâu sắc đến lợi ích của bản thân cũng như cộng đồng.
Các quy định pháp luật về TTATGTĐB được quy định khá chi tiết và cụ thể nhưng bên cạnh đó có một số quy định chỉ mang tính hình thức vì khi áp dụng lại vô cùng khó khăn, Ví dụ: quy định tại điểm d khoản 3 Điều 29 luật giao thông đường bộ: “cấm người đang điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy sử dụng điện thoại di động Quy định này là cần thiết vì khi đang điều khiển xe gắn máy, xe mô tô ba bánh mà sử dụng điện thoại di động thì sẽ không an toàn cho bản thân người điều khiển phương tiện, người xung quanh, trật tự an toàn xã hội, thậm chí còn gây TNGT làm thiệt hại tính mạng, tài sản của cá nhân,tổ chức, xã hội. Quy định đã đề ra phải thực hiện nếu không luật không nghiêm, không có hiệu quả dẫn đến tình trạng không sợ luật (nhờn luật), khi áp dụng trên thực tế quy định này hầu như không được thực hiện người ta sử dụng điện thoại di động (nghe và gọi) ở mọi lúc mọi nơi, thậm chí ngay trước mặt Cảnh sát giao thông mà không hề bị xử lý (nếu
không có va chạm dẫn đến bị xử lý hành chính). Vì Cảnh sát giao thông không thể xử lý được hết các HVVP nêu trên để tránh tình trạng ùn tắc giao thông.
Nghị Định 152 về hướng dẫn xử phạt VPHC trong lĩnh vực TTATGTĐB quy định về hướng dẫn đánh dấu số lần vi phạm trên giấy phép lái xe: nếu đánh dấu đến lần thứ ba thì hiệu lực của giấy phép lái xe không còn (tương đương với việc tịch thu giấy phép lái xe). Việc áp dụng quy định này bộc lộ những mâu thuẫn: Điều 9 Pháp lệnh xử phạt VPHC quy định về thời hiệu xử phạt VPHC: “hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính có giá trị trong một năm và sau một năm lặp lại hành vi vi phạm này thì tính thời hiệu từ khi thực hiện hành vi phạm mới nhưng quy định về đánh dấu số lần vi phạm thì bấm lỗ đến lần thứ 3 là tịch thu mặc dù có thể lần đầu hành vi thực hiện đã quá một năm mới vi phạm lại mà nguyên tắc cứ vi phạm thì phải bấm lỗ cho nên thiệt thòi cho người tham gia giao thông, và khó áp dụng.
Trách nhiộm BTTH trong lĩnh vực TTATGTĐB quy định trong luật dân sự, nhưng luật dân sự lại quy định mang tính chất chung chung khi dẫn chiếu sang luật chuyên ngành như luật giao thông có nhiểu khó khăn vì phụ thuộc khá nhiều vào ý chí của người thi hành pháp luật, nảy sinh nhiều vấn đê tiêu cực.