Nguyên tắc xử lý công minh: Các cá nhân,tổ chức chỉ bị xử phạt hành

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý và đạo đức trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ (Trang 38 - 42)

chính trong lĩnh vực TTATGTĐB khi thực hiện các HVVP hành chính về TTATGTĐB.

Một HVVP hành chính trong lĩnh vực TTATGTĐB chỉ bị xử phạt VPHC (khoản 4 Điều 4 Nghị định 152/2005/NĐ-CP ngày 15/12 /2005 về xử phạt VPHC trong lĩnh vực TTATGTĐB).

- Nguyên tắc x ử lý hợp lý: Khi quyết định xử phạt VPHC trong lĩnh vực TTATGTĐB, người có thẩm quyền xử phạt phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân của người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng quy định tại Pháp lệnh xử lý VPHC, căn cứ HVVP, hình thức và mức phạt đối với HVVP được quy định tại Nghị định số: 152/2005/NĐ-CP để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp (khoản 7 Điều 4 Nghi định

152/2005/ NĐ-CP).

Không xử phạt VPHC trong lĩnh vực TTATGTĐB trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc VPHC trong khi đang mắc bệnh tâm thần, các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình (khoản 8 Điều 4 Nghị định

Các biện pháp trách nhiệm xử phạt vi phạm hành chính trong tĩnh vựctrật tự an toàn giao thông đường bộ: trật tự an toàn giao thông đường bộ:

Trong lĩnh vực TTATGTĐB có hai nhóm biện pháp xử phạt đó ỉà: nhóm biện pháp xử phạt hành chính và nhóm biện pháp khắc phục hậu quả.

- Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính gồm có các hình thức như sau:

Đối với mỗi HVVP hành chính trong lĩnh vực TTATGTĐB; cá nhân, tổ chức phải chịu một trong các hình thức xử phạt như:

+ Phạt cảnh cáo: áp dụng với các cá nhân, tổ chức VPHC nhỏ lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ đối với mọi HVVP hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện (Điều 13 Pháp lệnh xử phạt VPHC năm

2002).

+ Phạt tiền:T6i đa đến 30 triêu đồng đối với các HVVP trong lĩnh vực TTATGTĐB (khoản 1 Điều 5 Nghị định 152/2005/NĐ-CP).

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm cụ thể mà cá nhân tổ chức có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau:

+Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền; +Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính.

- Các biện pháp khắc phục hậu quả: Bên cạnh hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung cá nhân, tổ chức VPHC trong lĩnh vực TTATGTĐB còn có thể bị áp dụng một trong những biện pháp khắc phục hậu quả như:

+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do HVVP hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;

Các biện pháp khác được quy định tại Nghị định 152/NĐ-CP ngày 15/12/2005 như:

+ Buộc xếp dỡ hàng theo đúng quy định (Khoản 5 Điều 17 NĐ 152);

+ Thu dọn đinh, vật sắc nhọn và làm sạch mặt đường giao thông (điểm b khoản 6 Điều 18 NĐ 152);

+ Buộc phải khôi phục lại hình dáng, kích thước hoặc tình trạng an toàn kỹ thuật ban đầu của xe (điểm c khoản 7 Điều 38 NĐ152);

Thẩm quyển xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàngiao thông đường bộ: giao thông đường bộ:

Theo Nghị định 152/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực TTATGTĐB, thẩm quyền xử phạt VPHC về TTATGTĐB gồm:

- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch ủy ban nhân dán các cấp:

Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, phường có quyên:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 500.000 đồng;

+ Tịch thu tang vật, phương tiên được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng;

+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.

Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện quận, thị xã, thành p h ố thuộc tỉnh có quyền:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiển đến 20.000.000 đồng;

+ Tịch thu tang vật, phương tiộn được sử dụng để vi phạm hành chính; + Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền; + Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;

Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành p h ố trực thuộc trung ương có quyền:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiển đến 30.000.000 đồng;

+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; + Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.

- Thẩm quyền xử phạt vỉ phạm hành chính của công an nhân dãn: Chiến sỹ công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

+ Phạt cảnh cáo;• 7

+ Phạt tiền đến 100.000 đổng;

Đội trưởng, trạm trưởng của chiến sỹ công an nhân dân đang thi hành nhiệm vụ có quyền:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiển đến 200.000 đồng;

Trưởng công an cấp xã được áp dụng các hình thức xử lý vi phạm hành chính:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 500.000 đồng;

+Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để VPHC có giá trị đến 500.000 đồng;

+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.

Trưởng phòng cảnh sát giao thông, Trưởng phòng cảnh sát trật tự, Trưởng phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thủ trưởng đơn vị đặc nhiệm, thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động cấp đại đội trở lên hoạt động có tính chất độc lập có thẩm quyền xử phạt như trưởng công an huyện;

Giám đốc công an cấp tỉnh có quyền:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

+ Áp dụng các hình thức phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả như :Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền, tịch

thu tang vật, phương tiện được sử dụng để VPHC, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do VPHC gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.

Cục trưởng cục cảnh sát giao thông đường bộ và đường sắt, cục trưởng cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có quyền:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 30.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

+ Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;

+ Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để VPHC, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do VPHC gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý và đạo đức trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ (Trang 38 - 42)