Khái niệm trách nhiệm đạo đức trong tĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý và đạo đức trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ (Trang 67 - 72)

- Thẩm quyền xử phạt của thanh tra giao thông đường bộ:

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ.

1.2.3. Khái niệm trách nhiệm đạo đức trong tĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ.

thông đường bộ.

Trách nhiệm đạo đức trong lĩnh vực TTATGTĐB cũng được hiểu là một dạng trách nhiệm vì vậy nó cũng được hiểu ở hai khía cạnh tích cực và tiêu cực.

Theo cách hiểu của khía cạnh tích cực, TNĐĐ trong lĩnh vực TTATGTĐB là bổn phận, nghĩa vụ của cá nhân trong việc tuân thủ các chuẩn mực đạo đức trong lĩnh vực TTATGTĐB (đó là việc tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về TTATGTĐB).

Theo cách hiểu của khía cạnh tiêu cực, TNĐĐ trong lĩnh vực TTATGTĐB là hậu quả bất lợi mà các chủ thể phải gánh chịu do có những HVVP các quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức trong lĩnh vực TTATGTĐB làm ảnh hưởng đến lợi ích của người khác, của cộng đồng, xã hội xâm phạm đến trật tự xã hội; theo cách hiểu này khái niệm TNĐĐ trong lĩnh vực TTATGTĐB được hiểu là;

TNĐĐ trong lĩnh vực TTATGĨĐB là hậu quả bất lợi của chủ thể có lỗi phải gánh chịu trong việc gây ra các hành vi vỉ phạm các quy tắc, chuẩn mực

đạo đức trong lĩnh vực TTATGTĐB.

Trách nhiệm đạo đức trong lĩnh vực TTATGTĐB có một số các đặc điểm ;

Thứ nhất: Cơ sở của TNĐĐ trong lĩnh vực TTATGTĐB là hành vi VPPL và hành vi VPĐĐ về TTATGTĐB (vì VPPL cũng chính là việc gián tiếp vi phạm các chuẩn mực đạo đức);

Hành vi VPĐĐ trong lĩnh vực TTATGTĐB là những hành vi (chủ yếu là hành vi) dưới dạng hành động hoặc không hành động trái với các chuẩn mực, quan điểm, quan niệm đạo đức xã hội; xâm phạm tới các quan hệ xã hội được đạo đức bảo vệ, do các chủ thể thực hiện một cách cố ý (chủ yếu là cố ý), gây ra những tác hại nhất định cho lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội.

Ví dụ: hành vi đào, xẻ rãnh ngang qua đường giao thông đây là hành vi vừa vi phạm về quy định pháp luật trong lĩnh vực TTATGTĐB và người có HVVP phải chịu trách nhiệm tùy theo mức độ mà họ gây ra cụ thể là quy định tại khoản 4 Điều22 Nghị Định 152, nhưng xét về TNĐĐ thì đây là hành vi ích kỷ, cá nhân làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người khác của cộng đồng, xã hội.

Thứ hai: TNĐĐ trong lĩnh vực TTATGTĐB được bảo đảm thực hiện bởi các yếu tố kích thích nội tâm của con người (lương tâm, thói quen) và sức mạnh từ bên ngoài (dư luận xã hội, tạo nên cơ chế tin đồn); Có nghĩa là lương tâm chính là yếu tố giúp cho con người gạt bỏ những cái xấu, cái ác, hướng tới cái tốt, cái thiện và nhờ vào lương tâm mà con người ý thức được bổn phận của mình trước cộng đồng, xã hội. Thói quen vốn được hình thành trong một quá trình lâu dài và dựa trên các chuẩn mực đạo đức để có thể phân biệt dược thói quen tốt hay xấu, thói quen xấu sẽ không có đất để tồn tại và phát triển lâu dài nó sẽ bị các chuẩn mực đạo đức xã hội và dư luận xã hội lên án, còn ■ • • • • •

thói quen tốt thì sẽ được phát triển và đây hiểu thói quen là yếu tố đảm bảo cho TNĐĐ trong lĩnh vực TTATGTĐB được thực hiện chính là những thói quen tốt.

Thứ ba: Căn cứ xét đánh giá TNĐĐ trong lĩnh vực TTATGTĐB là các

chuẩn mực, quan niệm, nguyên tắc nhất định của đạo đức xã hội trong lĩnh vực TTATGTĐB, Ví dụ như việc cá nhân đang vi phạm những chuẩn mực đạo đức xã hội trong lĩnh vực TTATGTĐB cũng đồng nghĩa với việc cá nhân đó không tuân thủ các quy định pháp luật về TTATGTĐB .

Thứ tư: TNĐĐ trong lĩnh vực TTATGTĐB chứa đựng sự lên án của cộng đồng, xã hội đối với chủ thể có hành vi VPĐĐ ưong lĩnh vực này. Điều này có thể hiểu rằng một hành vi VPPL trong lĩnh vực TTATGTĐB không có nghĩa là chỉ gây ra thiệt hại với riêng chủ thể đó mà nó còn làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của những người xung quanh, của cộng đồng và xã hội vì vậy

khi vi phạm các chuẩn mực đạo đức trong lĩnh vực TTATGTĐB là vi phạm đến lợi ích của người khác sẽ bị lên án (có thể là phê phán hoặc tẩy chay...) nhằm bảo vệ quyền lợi bị xâm phạm.

Trong lĩnh vực TTATGTĐB thể hiện rất rõ các phạm trù của đạo đức đó là hạnh phúc, lương tâm, danh dự, nghĩa vụ, thiện ác.

+ Hạnh phúc trong lĩnh vực TTATGTĐB chính là viộc các cá nhân tìm cho bản thân mình được cái cảm giác sung sướng, thanh thản vì đã không thực hiện những hành vi VPĐĐ khi mình tham gia vào lĩnh vực TTATGTĐB, không làm gì vi phạm các quy định pháp luật trong lĩnh vực này, không đi ngược lại với các quy tắc chuẩn mực đạo đức xã hội. Ví dụ như: một cá nhân khi tham gia giao thông nếu họ tuân thủ đầy đủ các quy định về TTATGTĐB chắc chắn họ sẽ không bị xử phạt và họ cũng không có điều gì phải day dứt; đây chính là một dạng của hạnh phúc, nhưng trái lại họ lại vi phạm như vượt đèn đỏ và bị Cảnh sát giao thông xử phạt thì lúc đó chắc chắn họ không thể thanh thản được đó không thể coi là hạnh phúc, hoặc nếu có không bị xử phạt (vì vắng mặt Cảnh sát giao thông) thì dư luận xã hội, thái độ của những người chứng kiến HVVP này cũng không đồng tình, cá nhân đó không thể dửng dưng trước phản ứng đó, đây không coi là cảm xúc vui sướng, thanh thản, phấn chấn của hạnh phúc được. Vì vậy mà phạm trù hạnh phúc trong lĩnh vực TTATGTĐB phải đổng nghĩa với việc không làm gì vi phạm quy định pháp luật, không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác, không làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội.

+ Nghĩa vụ đạo đức trong lĩnh vực TTATGTĐB được hiểu là việc các cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các hoạt động trong lĩnh vực TTATGTĐB phải tuân thủ các quy định pháp luật và chuẩn mực đạo đức trong lĩnh vực này, trên thực tế cho thấy quyền lợi của cá nhân không thể tách rời với quyền lọi chung của xã hội nó luôn gắn bó chặt chẽ và mật thiết với nhau; Ví dụ: nếu xảy ra TNGT không những ảnh hưởng đến quyền lợi của chính người có hành vi

VPPL- gây ra tai nạn mà ảnh hưởng trực tiếp đến người bị gây ra tai nạn (người khác), có thể gây ra tắc đường làm ảnh hưởng đến cộng đồng, người bị tai nạn nếu bị thương tật sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và cho xã hội. Vì vậy nghĩa vụ ở đây là phải biết nhận thức trách nhiộm của bản thân với người khác với gia đình cộng đồng và xã hội để từ đó đưa ra cho mình những hành vi cư xử cho phù hợp.

+ Lương tâm trong lĩnh vực TTATGTĐB là việc cá nhân ý thức được cái mình cần phải làm đó là tuân thủ các quy định pháp luật lĩnh vực TTATGTĐB nếu không sẽ bị trừng phạt bằng các chế tài pháp luật. Lương tâm còn là viộc cá nhân cần phải làm vì xấu hổ, không muốn bị xã hội lên án, bản thân đay dứt trước hành vi sai trái của mình.

+ Danh dự trong lĩnh vực TTATGTĐB chính là thành phần tốt đẹp, chân chính, sự nhận thức sâu sắc của cá nhân về việc cần thiết tuân thủ các quy định pháp luật trong lĩnh vực TTATGTĐB là bảo vệ quyền lợi cho mình và mọi người cũng chính là việc phẩm chất tốt đẹp của cá nhân được những người xung quanh trong cộng đồng phải tôn trọng, thừa nhận.

+ Thiện, ác trong lĩnh vực TTATGTĐB là ranh giới, là thước đo đạo đức trong hành vi xử sự của cá nhân đối với cộng đồng xã hội trong đời sống hiện thực; Thiện là hành vi “đẹp” của cá nhân trong đời sống hàng ngày như lòng nhân ái đối với gia đình, cộng đồng và xã hội biểu hiện như viộc tuân thủ các quy định pháp luật về TTATGTĐB để bảo vệ được sự ổn định trật tự xã hội và quyền lợi của mình cũng như người khác; bên cạnh đó còn thể hiện ở việc giúp đỡ những người gặp khó khăn trong quá trình tham gia vào các quan hệ của TTATGTĐB (giúp đỡ người bị tai nạn, n g ư ờ i....)

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.

Bảo đảm TTATGT nói chung, TTATGTĐB nói riêng chính là một trong những vấn đề vô cùng cấp thiết, cần được ưu tiên hàng đầu đối với Đảng và Nhà nước; bằng nhiều biện pháp khác nhau để can thiệp mạnh mẽ vào hoạt động của các cá nhân, tổ chức trong xã hội nhằm bảo đảm được TTATGTĐB, ngăn chặn những hành vi vi phạm quy định pháp luật vể TTATGTĐB, giảm sự ách tắc giao thông và tai nạn giao thông. Một trong những biện pháp ngăn chặn được Nhà nước sử dụng trong lĩnh vực TTATGTĐB là sử dụng các quy định pháp luật vì pháp luật chính là hệ thống các quy phạm điều chỉnh hành vi xử sự của con ngưòi từ đó tác động đến con người trong lĩnh vực TTATGTĐB, ngăn cho con người không thực hiện những HVVP quy định về TTATGTĐB và cũng đưa ra quyền được tự lựa chọn cách hành xử phù hợp đó là dùng các biện pháp TNPL (Hình sự, Dân sự, Hành chính, Kỷ luật trong lĩnh vực TTATGTĐB) tác động đến những hành vi VPPL về TTATGTĐB. Bên cạnh đó là viộc đưa ra Trách nhiệm đạo đức trong lĩnh vực về TTATGTĐB vì trên thực tế để hành xử đúng con người không chỉ phải tuân theo những quy phạm pháp luật mà còn phải tuân theo các quy tắc, chuẩn mực đạo đức.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG LĨNH v ự c GIỮ GÌN TRẬT Tự AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý và đạo đức trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ (Trang 67 - 72)