- Thẩm quyền xử phạt của thanh tra giao thông đường bộ:
Thực trạng chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông tại Tỉnh
2.2. Thực trạng đạo đức trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ.
đường bộ.
Đạo đức không chỉ được coi là cái gốc của con người, tiêu chuẩn cao nhất của nhân cách, là cái đích thực sự hình thành và phát triển của nhân cách; Sự cảm thông, sự quan tâm đến lợi ích của người khác, của cộng đồng xã hội một cách tự nguyện, tự giác sẽ bù đắp được những khoảng trống, chỗ thiếu hụt trong tình cảm của đạo đức, làm sâu sắc thêm mối tương giao giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên, khắc phục được tính vô cảm phổ
biến; mối tương giao càng sâu sắc và tinh tế càng làm cho thế giới nội tâm của con người thêm phong phú, bền vững và mạnh mẽ.
Trong bối cảnh chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường, hội nhập khu vực và thế giới, sự phát triển kinh tế xã hội làm cho đời sống của nhân dân ngày càng nâng lên, chúng ta đã và đang quan tâm đến vấn đề trách nhiệm cá nhân- con người phải tự chịu trách nhiêm đối với hành động của mình, đặt ra vấn đề xây dựng hệ chuẩn mực giá trị đạo đức mới trên cơ sở kết hợp truyền thống với hiện đại, kết hợp dân tộc với nhân loại và thế giới, tạo ra sự thống nhất trong cái đa dạng để hướng tới sự phát triển hoàn thiện đáp ứng yêu cầu thực tiễn của thời kỳ đổi mới; Đạo đức của mỗi cá nhân được biểu hiện thông qua sự tôn trọng, chấp hành pháp luật, thông qua ý thức pháp luật hình thành phẩm chất đạo đức của con người, gắn liền với sự tác động đa chiều của môi trường sống, của gia đình, nhà trường và xã hội; đó cũng chính là quá trình tự giáo dục, rèn luyộn của chính bản thân chủ thể.
Bên cạnh mặt tích cực đó thì những biểu hiện đạo đức tiêu cực của con người vẫn tồn tại cụ thể đó là: một bộ phận không nhỏ chạy theo chủ nghĩa cá nhân cực đoan cùng với lối sống thực dụng và vô đạo đức làm cho con người đi tới chỗ sa đọa, thoái hóa đạo đức, dường như lợi nhuận và nhu cầu thỏa mãn cá nhân trở thành mối quan tâm hơn cả, sẵn sàng làm mọi việc để đạt được lợi ích của bản thân mình chứ không quan tâm đến những người xung quanh, gia đình, cộng đồng và xã hội; rất nhiều trường hợp phải vào tù, thậm chí phải trả giá bằng cả tính mạng của mình cho việc mưu cầu lợi ích cá nhân không chính đáng; Trong lĩnh vực TTATGTĐB thực trạng đạo đức bộc lộ một số biểu hiện cụ thể như: