- Thẩm quyền xử phạt của thanh tra giao thông đường bộ:
Tình hình kết cấu giao thông đường bộ hiện nay: Cụ thể xem số liệu
thống kê của Cục đường bộ Việt Nam từ năm 2002 đến năm 2006 (tại Bảng 02 Phụ lục kèm theo Luận văn) cho thấy:
Kết cấu giao thông đường bộ vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của phương tiện giao thông và các loại hình giao thông vận tải hiện nay.
Trong thời gian từ năm 2002 đến 2006 nhà nước đã quan tâm đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đường bộ với việc làm mới và nâng cấp khoảng hơn 16 km đường cho thấy trong thời gian 5 năm tổng số chiều dài đường bộ nước ta không ngừng gia tăng (khoảng 10%/nãm); hệ
thống đường quốc lộ và đường tỉnh tăng đều; Các loại đường khác như đường đô thị, đường huyện, xã năm tăng năm giảm (năm mà loại đường nào giảm có nghĩa là loại đường đó có số km chuyển sang loại đường khác); Hộ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải Việt Nam được cải tạo, nâng cấp và làm mới trong thời gian qua đã làm tăng đáng kể năng lực vận tải và đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân. Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải được cải thiện cũng góp phần nâng cao tốc độ xe chạy, rút ngắn đáng kể thời gian vận tải hành khách và lưu thông hàng hóa trên các tuyến đường bộ. Giao thông đô thị được mở mang, giao thông địa phương phát triển, góp phần quan trọng cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xóa đói, giảm nghèo ở các vùng nông thôn. Mặc dù vậy so sánh giữa quy mô và chất lượng giao thông vận tải thì kết cấu hạ tầng giao thông vận tải ở nước ta còn đang ở trong tình trạng yếu kém, vận tải đa phương thức chưa phát triển dẫn đến năng lực, hiệu quả khai thác thấp thể hiện cụ thể:
+ Hê thống kết cấu hạ tầng được nâng cấp vể cơ bản nhưng cũng chỉ mới tập trung cho những công trình quan trọng, cấp bách, chưa có sự mở rộng để phát triển hệ thống giao thông đô thị ở các thành phố lớn, các vùng trọng điểm một cách tương xứng nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông và giảm thiểu TNGT.
Hành lang an toàn giao thông đường bộ nhiều nơi còn chưa đảm bảo đúng tiêu chuẩn quy định: Hai bên đường quốc lộ, tỉnh lộ có nhiều khu dân sinh, khu công nghiệp, chế xuất nên việc giải phóng mặt bằng để cải tạo mở rộng đường còn gặp nhiều khó khăn, khối lượng đền bù lớn và còn ảnh hưởng đến TTATGTĐB. Giao thông ở các vùng miền núi và vùng sâu, vùng xa còn chưa được chú trọng phát triển; vấn đề ô nhiễm môi trường giao thông vận tải như tiếng ồn, khí thải và bảo vệ sinh thái còn nhiều bất cập.
Tốc độ gia tăng đô thị hóa, gia tăng dân số quá nhanh còn tốc độ tăng trưởng kết cấu hạ tầng giao thông tăng trưởng quá chậm chạp; Mạng lưới
đường của các thành phố chủ yếu là nhỏ hẹp, mật độ dày, đơn điộu, giao cắt chủ yếu là đồng mức; các đường vành đai còn thiếu và chất lượng chưa đảm bảo, thường xuyên gây ùn tắc giao thông; Giao thông đô thị còn yếu kém, không đảm bảo các tiêu chuẩn phát triển trong điều kiện công nghiệp hóa hiện đại hóa. Nguy cơ ùn tắc giao thông và TNGT ngày càng trầm trọng, đặc biệt là hai thành phố lớn: Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh.
+ Tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ trong toàn quốc hiện nay. Cụ thể xem số liệu thống kê của ủ y ban an toàn giao thông quốc gia
(tại Bảng 03 phụ lục kèm theo Luận văn) cho thấy:
Trong thời gian từ năm 2002 đến năm 2006 do kết quả của việc thực hiộn Chỉ thị 22/CT- TW ngày 24/02/2003 của Ban Bí thư trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông và Nghị Quyết số 14/2002/QH11 của Quốc Hội khóa XI, Nghị Quyết 13/2002/ NQ-CP ngày 19/11/2002 của Chính phủ và việc thực hiện kiên quyết và đồng bộ của các ngành, các địa phương tình hình TTATGTĐB đã có nhiều chuyển biến cụ thể:
Các địa phương đã thực hiện những biện pháp mạnh mẽ nên tình hình TTATGTĐB đã được kiểm soát đi vào sự ổn định; trong các năm 2003, 2004, 2005 qua số liệu cho thấy mức độ vi phạm trong lĩnh vực TTATGTĐB có tăng lên nhưng mức độ tăng không đáng kể (so với việc gia tăng của số lượng phương tiện); qua phân tích một số lỗi vi phạm bị xử lý cho thấy một số lỗi thường gặp như: Không đội mũ bảo hiểm, không có gương, vượt quá tốc độ cho phép, điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe, tình trạng lấn chiếm hè đường và hành lang an toàn giao thông lại tái phạm Nhưng đến năm 2006 tình hình TTATGTĐB lại diễn biến theo chiều hướng phức tạp cho thấy dấu hiệu của sự gia tăng, một phần là do sự gia tăng về phương tiện tham gia giao thông, nhưng cũng chứng tỏ có biểu hiện lơi lỏng trong công tác quản
lý nhà nước về TTATGTĐB của các ngành và các địa phương. Việc gia tăng số vụ vi phạm TTATGTĐB sẽ kéo theo tình trạng TNGT đường bộ gia tăng.
+ Tình hình tai nạn giao thông đường bộ hiện nay. Cụ thể xem số liệu thống kê về tình hình TNGT đường bộ của ủ y ban an toàn giao thông Quốc gia (tại Bảng 04 phụ lục kèm t h e o Luận vân) cho thấy:
Từ năm 2003- 2004 TNGT đường bộ so với năm 2002 giảm về quy mô số vụ:
+ Năm 2003 là năm giảm cả 3 tiêu chí, số vụ giảm 7282 vụ; người chết giảm 1481 người; bị thương giảm 10.333 người.
+ Năm 2004 TNGT đường bộ tiếp tục giảm về quy mô số vụ: 2941, giảm về số người bị thương giảm 5258 người, nhưng số người chết tăng lên 420 người số vụ tai nạn nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng có xu hướng gia tăng.
+ Năm 2005 toàn quốc xảy ra 14,141 vụ TNGT đường bộ làm chết 11.184 người, bị thương 11.760 người. Đây là năm TNGT đường bộ thấp nhất trong các năm nêu trên về cả số vụ, số người chết, số người bị thương.
Qua phân tích một số vụ TNGT đường bộ (từ năm 2002- 2006) lỗi gây ra TNGT đường bộ cụ thể là:
Do vi phạm phần đường, chạy tốc độ cao, lấn đường khi vào cua, xử lý kém;
Lái xe không chú ý và đâm vào tàu hỏa tại các khu vực đường sắt cắt ngang qua;
Tai nạn do trình độ tay nghể của lái xe yếu, thiếu quan sát, xử lý kém khi xe xuống dốc, vào cua hoặc tránh xe ngược chiều.
Thiết bị phương tiện không đảm bảo an toàn, thiếu kiểm tra bảo dưỡng nên xe bị gẫy trục, nổ lốp, mất phanh. Cụ thể phân tích một số vụ TNGT nãm 2006 cho thấy nguyên nhân gây ra tai nạn chủ yếu là do các lỗi chính như sau: Hơn 70% do ý thức của người dân (người điều khiển phương tiện giao thông)
chủ quan; Do chạy quá tốc độ chiếm 31,3%; Tránh vượt sai quy định chiếm 15,5%; Thiếu chú ý quan sát chiếm 12%; Say rượu bia 6%; Đi không đúng phần đường chiếm 1,6%; Qua đường không đúng quy tắc giao thông chiếm 4,4%; Thiết bị phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật chiếm 0,65%;
Đối tượng gây ra tai nạn:
- Lái xe mô tô chiếm 73,4%; - Lái xe ô tô chiếm 21%; - Đối tượng khác chiếm 5,1%.
Địa bàn xảy ra tai nạn giao thông:
- Tai nạn xảy ra trên tuyến Quốc lộ chiếm 45,2%; - Tai nạn trên đường nội thị chiếm 22,9%;
- Tai nạn trên tỉnh lộ chiếm 16,9%.