Mối quan hệ giữa các hình thức trách nhiệm pháp lý trong tĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý và đạo đức trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ (Trang 50 - 52)

- Thẩm quyền xử phạt của thanh tra giao thông đường bộ:

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ.

1.1.7. Mối quan hệ giữa các hình thức trách nhiệm pháp lý trong tĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ.

vực trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Các dạng TNPL dân sự, hình sự, hành chính không áp dụng một cách độc lập mà nó thường được áp dụng phối kết hợp với nhau tạo ra sự bổ sung cho nhau.

Đé xử lý các HVVP vể TTATGTĐB, các quy định pháp luật TNHC và TNDS đều quy định một số biện pháp áp dụng như: Buộc người vi phạm chấm dứt HVVP, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại (nếu có).

Trong việc áp dụng TNDS trong lĩnh vực TTATGTĐB các biện pháp nêu trên là biện pháp chính; người vi phạm với người bị vi phạm có thể tự thỏa thuận với nhau khi thực hiện các biện pháp này. Nếu trong trường hợp người có HVVP không thực hiện, thì người bị vi phạm có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước bảo vệ quyền lợi cho mình.

Còn đối với các quy định về xử lý VPHC, người đưa ra các biện pháp áp dụng các hình thức xử phạt là cơ quan nhà nước có thẩm quyền và hình thức xử phạt ở đây bao gồm: Phạt cảnh cáo, phạt tiền và tùy theo mức độ cụ thể của từng HVVP mà mà người vi phạm có thể phải chịu một hoặc nhiều hình thức phạt bổ sung khác như:

- Tước quyền sử đụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính.

- Buộc chấm dứt HVVP và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: Khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do HVVP hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép; Buộc xếp, dỡ hàng theo đúng quy định; Buộc thu dọn đinh vật nhọn sắc và làm sạch mặt đường giao thông; Buộc phải khôi phục lại hình dáng, kích thước hoặc tình trạng an toàn kỹ thuật ban đầu của xe.

Trên thực tế các tranh chấp dân sự của các bên trong lĩnh vực TTATGTĐ rất ít khi được đưa ra giải quyết bằng con đường Tòa án có chăng đó chỉ là

một phần vụ việc mang tính chất dân sự của các vi phạm đã đủ cấu thành tội phạm quy định trong bộ luật hình sự (thực chất quy định pháp luật dân sự trong lĩnh vực này còn rất thiếu, những quy định trong pháp luật dân sự mới chỉ mang tính chất chung, còn luật giao thông đường bộ thì cũng chỉ quy định người nào gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định pháp luật). Khi có những VPPL vẽ TTATGTĐB thì biộn pháp được áp dụng chủ yếu nhất là xử phạt VPHC.

TNHS trong lĩnh vực TTATGTĐB và TNHC tuy là hai biện pháp TNPL độc lập nhưng vẫn có mối liên hệ nhất định, trong Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định rất rõ 6 tội danh liên quan đến giữ gìn TTATGTĐB, nhưng chủ yếu cơ sở truy cứu TNHS ở các tội này là dựa trẽn dấu hiệu của việc HVVP gây ra hậu quả nghiêm trọng, hậu quả rất nghiêm trọng, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người bị vi phạm hoặc của nhà nước. Chỉ riêng tội quy định tại Điều 207 tội đua xe trái phép dấu hiệu đã bị xử lý VPHC được áp dụng một cách độc lập tức là người đã bị xử lý hành chính về hành vi đua xe trái phép, chưa hết thời hạn một năm lại tiếp tục vi phạm lại chính hành vi đó thì lần vi phạm sau này dù chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng vẫn phải chịu TNHS, chứng tỏ bên cạnh sự độc lập về TNHS và TNHC thì hai biện pháp TNPL này cũng có sự liên hệ mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau.

Trách nhiệm dân sự và TNHS trong lĩnh vực TTATGTĐB có điểm chung là việc BTTH do HVVP gây ra đối với TNHS dấu hiệu gây hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc đối với các tội phạm liên quan đến TTATGTĐB và hành vi vi phạm xảy ra liên quan đến lĩnh vực TTATGTĐB xảy ra thì bên cạnh việc phải chịu TNHS theo quy định của pháp luật hình sự đối với từng HVVP cụ thể thì TNDS cũng được áp dụng trong các vụ án hình s ự , thực tế cho thấy trong các quy định về tội phạm liên quan đến TTATGTĐB đều quy định dấu hiệu bắt buộc là gây thiệt hại cho tính mạng, gây hậu quả nghiêm

trọng, đặc biệt nghiêm trọng về sức khỏe, tài sản, còn TNDS trong lĩnh vực này thì cứ có HVVP thì người bị vi phạm có quyền yêu cầu chủ thể vi phạm chấm dứt HVVP còn xác định thiệt hại xảy ra là yếu tố đảm bảo cho việc áp dụng hình thức bồi thường thiệt hại.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý và đạo đức trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ (Trang 50 - 52)