- Thẩm quyền xử phạt của thanh tra giao thông đường bộ:
Thực trạng chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông tại Tỉnh
3.2.1. Đổi mới, hoàn thiện hệ thống vàn bản pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ.
cao đạo đức trong ỉĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ.
3.2.1. Đổi mới, hoàn thiện hệ thống vàn bản pháp luật về trật tự an toàngiao thông đường bộ. giao thông đường bộ.
Giao thông đường bộ chiếm vị trí quan trọng đối với đời sống cùa con người của bất kỳ thời đại nào, nhưng thực tế như phần đặc điểm của pháp luật TTATGTĐB đã nêu (tại phần 2.1.1.1.) cho thấy văn bản pháp luật trong lĩnh vực TTATGTĐB ban hành chậm, không ổn định, thiếu tính dự báo, thay đổi liên tục, khó cập nhật vào trong đời sống cụ thể: chúng ta đã giành chính quyền từ năm 1945, năm 1975 giải phóng thống nhất đất nước nhưng chúng ta chỉ điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực này bằng những vãn bản dưới luật cho tới năm 2001 mới có Luật giao thông đường bộ ra đời và thực tế nó mới bắt đầu đi vào cuộc sống từ năm 2002. Và khi đã có Luật Giao thông đường bộ ra đời thì văn bản hướng dẫn thi hành luật ban hành chậm năm 2003 Nghị định 15 mới ra đời. Nhưng sự ra đời của Nghị định này không tồn tại lâu vì có nhiều quy định thiếu tính thiết thực không đủ sức để điều chỉnh các quan hộ xã hội trong lĩnh vực vốn được coi là vô cùng phức tạp này. Vì vậy năm 2005 Nghị định 152 ra đời thay thế cho Nghị Định 15, nhưng mới chỉ sau một năm thực hiện nó lại bộc lộ những bất cập và mâu thuẫn trong các quy định của mình vì thế đến thời điểm này cần có Nghị Định mói ra đời để thay thế nó.
Ngoài ra các văn bản dưới luật khác cũng ban hành chậm và không đồng bộ, thiếu tính ổn định thay đổi liên tục, khó đi vào cuộc sống. Để khắc phục tình trạng này cần phải rà soát, kiểm tra lại các văn bản dưới luật nhằm loại bỏ những vãn bản không còn phù hợp, thay thế bằng vãn bản mới có đủ sức đáp ứng yêu cầu của tình hình hiện nay như:
- Sửa đổi lại Nghị định 152/CP, hướng sửa đổi cần phải nâng thêm mức chế tài nặng hơn, trong đó bổ sung thêm những hình thức xử phạt mới để bảo đảm được tính nghiêm minh và đủ sức răn đe phòng ngừa; Ví dụ: hình thức xử phạt với hành vi người chưa thành niên vi phạm Luật giao thông đường bộ điều khiển xe phân khối lớn, không có giấy phép lái xe thì cần phải nâng mức phạt lên cao hơn từ 100.000 đổng lên mức 200.000 đồng, bên cạnh đó còn phải áp dụng thêm hình thức xử phạt mang nặng tính chất giáo dục như: bắt phải đi lao động công ích, đồng thời thông báo công khai trên hộ thống phát thanh của địa phương mà đối tượng cư trú, kết hợp với nhà trường nơi đối tượng theo học để có biện pháp nhằm cảnh cáo trước toàn trường nhằm làm gương cho những học sinh khác vì đây là biện pháp xử phạt nhưng sử dụng dược cả dư luận xã hội vào để giáo dục;
Song song với việc cho ra đời Nghị định mới đủ sức điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực TTATGTĐB thì cần phải tập trung vào một số vấn đề sau:
Đối với lĩnh vực kiểm định chất lượng bảo dưỡng định kỳ phương tiện giao thông cần phải có sự quy định rõ ràng hơn để nhằm giảm tải cho các cơ quan đăng kiểm, tạo điều kiộn thuận lợi cho chủ phương tiện như việc nhân rộng mô hình đăng kiểm tư nhân nhưng phải có quy định chặt chẽ để ưánh tình trạng tiêu cực ở các đơn vị đãng kiểm tư nhân đã xảy ra.
- Để nâng cao chất lượng các công trình giao thông và giảm thiểu TNGT do chất lượng công trình không đảm bảo gây ra đối với các quy định về kiểm toán an toàn giao thông cần phải quy định chặt chẽ hơn nữa.
- Văn bản pháp luật quy định về bến xe cần phải có những quy định chặt chẽ và phù hợp với yêu cầu hiện nay nhằm tránh tình trạng quá tải của bến xe và hạn chế được sự mất an toàn do “bến xe gia đình” đang mọc lên một cách tự phát ở các nơi; nhưng đổng thời cũng phải quan tâm tạo điều kiện cho nhu
cầu đi lại của người dân vùng nông thôn ở quá xa bến xe của tỉnh. Trong cách quản lý về bến xe cũng cần phải có sự phân cấp quản lý cụ thể phù hợp.
- Quy định về khói thải và tiếng ồn của phương tiện giao thông cần phải quy định chặt chẽ để không còn tình trạng xe chạy trên đường xả khói đen mù mịt làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến đời sống.
- Đối với các quy định trong Bộ Luật Hình sự mặc dù đã có những quy định khá chặt chẽ, nghiêm khắc đối với những hành vi vi phạm đã được nêu lên trong Bộ luật, nhưng trong đề tài này theo quan điểm cá nhân tác giả xin mạnh dạn đưa ra một kiến nghị như sau:
+ Đối với hành vi rải đinh nhọn (phổ biến nhất là trên đường cao tốc) gây hỏng phương tiện giao thông làm mất an toàn đến tính mạng của người tham gia giao thông đây là hành vi chủ ý, hậu quả của nó là nghiêm trọng vì ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản sức khỏe và tính mạng của người khác; nhưng hiện nay chúng ta mới chỉ quy định đây là hành vi VPHC và chỉ bị xử phạt hành chính vậy nên chăng chúng ta đưa HVVP này vào Bộ luật hình sự để điều chỉnh, như vậy mới có thể nâng cao hơn được tính răn đe, nghiêm khắc để phòng ngừa những hành vi tương tự và đảm bảo giữ vững được trật tự xã hội.
Bên cạnh đó HVVP của cơ sở đào tạo trong việc thi, kiểm tra sát hạch cấp giấy phép lái xe; mặc dù hành vi này không gây ra hậu quả trực tiếp nhưng lại tạo ra hàng loạt sản phẩm không đảm bảo chất lượng (lái xe không đủ tiêu chuẩn để điều khiển tay lái trong khi có rất nhiều người đã giao phó tính mạng cho họ, đặc biệt là lái xe khách) từ đó TNGT rất dẽ xảy ra. Vì vậy hành vi này cũng cần phải đưa vào điều chỉnh trong Bộ Luật Hình sự.
Đối với quy định Pháp luật về Dân sự cũng cần phải có những quy định cụ thể hơn để thuận lợi cho việc tiếp thu của quần chúng nhân dân (người tham gia giao thông) như vậy các quy định của pháp luật mới thực sự có sức sống....