- Thẩm quyền xử phạt của thanh tra giao thông đường bộ:
Thực trạng chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông tại Tỉnh
3.2.6. Nâng cao hiệu quả công tác tuần tra, kiểm soát, điều tra xử lý vi phạm và tai nạn giao thông đường bộ.
phạm và tai nạn giao thông đường bộ.
Trong nhà nước pháp quyền pháp luật là tối thượng vì vậy việc cưỡng chế thi hành pháp luật là một biện pháp cần thiết để thi hành các quy định pháp luật của nhà nước và bảo đảm được trật tự an ninh xã hội. Đối với hoạt động tuần tra, kiểm soát và xử lý những vi phạm về TTATGTĐB hiện nay Cảnh sát
giao thông là lực lượng chủ yếu, nhưng bên cạnh đó còn có lực lượng Thanh tra giao thông cùng với các cấp chính quyền tham gia trong công việc này. Việc quy định cụ thể rõ ràng nhiệm vụ quyển hạn chính là biện pháp để tránh khỏi sự chồng chéo và trùng lặp giữa các cơ quan với nhau; đảm bảo cho giao thông được thông suốt, phòng ngừa, hạn chế TNGT. Pháp luật quy định lực lượng Thanh tra giao thông có nhiệm vụ tuần tra giám sát và xử lỷ những hành vi VPPL trong lĩnh vực TTATGTĐB, lực lượng Thanh tra làm tốt nhiệm vụ của mình thì cần phải có các biện pháp kích thích sự theo dõi và tố giác của quần chúng, có sự khen thưởng thích đáng và hợp lý với những người phát hiện ra những sai phạm cũng như những tiêu cực trong lực lượng này.
Đối với lực lượng cảnh sát giao thông cần phải được xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng thành một đội ngũ cảnh sát trong sạch, lành mạnh tiến dần lên chính quy, hiện đại; củng cố lại đội ngũ Cảnh sát giao thông từ trung ương đến địa phương, bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ; tổ chức lại lực lượng tuần tra kiểm soát cho phù hợp với yêu cầu của tình hình thực tế;
Cần thiết phải tổ chức thực hiện việc tuần tra khép kín ở địa bàn về mặt thời gian nhưng phải tránh được sự chồng chéo, trùng lắp, không có lực lượng cảnh sát giao thông trực ở địa bàn.
Bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức của Cảnh sát giao thông và những người thi hành nhiệm vụ nhằm đảm bảo có thể phát hiện và xử lý một cách kịp thời, nghiêm và triệt để các HVVP theo quy định của pháp luật về TTATGTĐB, răn đe, giáo dục, phòng ngừa, tránh những hiện tượng tiêu cực;
Cần phải tổ chức các cuộc sinh hoạt về chuyên môn, nghiệp vụ một cách thường xuyên trong các đơn vị, đưa ra các chuyên đề nghiên cứu nhằm rút kinh nghiệm phát huy cái được, khắc phục những thiếu sót và tồn tại.
Việc xử lý vi phạm phải là hoạt động mang tính chất thường xuyên chứ không mang tính chất hình thức và phong trào như hiện nay (chỉ làm mạnh
trong các đợt cao điểm như tuần lễ an toàn giao thông, tháng an toàn giao thông).
Trong công tác nghiệp vụ nhất thiết phải tuân thủ đúng và đầy đủ quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý VPHC trong lĩnh vực TTATGTĐB như:
+ Trang bị phương tiện hiện đại để có thể bắn tốc độ hoặc đo nồng độ cồn của người tham gia giao thông.
+ Luôn phải có những biộn pháp nêu cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng đối phó với các hành vi đua xe trái phép bằng cách theo dõi các đối tượng khả nghi thông qua nhiều kênh như: sử dụng quần chúng nhân dân phát giác những hành vi có biểu hiện đua xe trái phép, Phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường và các cấp chính quyền (xã, phường, thị trấn cho đến cấp huyện) có biện pháp rãn đe, giáo dục kịp thời nhằm phòng chống tệ nạn đua xe ưái phép.
Kết hợp với các cơ quan thông tin đại chúng như: Đài phát thanh và đài truyền hình tuyên truyền giáo dục, công khai việc xử lý các trường hợp đua xe trái phép; theo dõi chặt chẽ các đối tượng đã bị xử lý hành chính về hành vi đua xe trái phép cần theo dõi chặt chẽ và đưa ra các biện pháp giáo dục, giúp đỡ kịp thời để ngăn chặn tình trạng tái phạm.
ở các nhà trường từ Phổ thông đến Đại học cần phải xử lý thật nghiêm túc đối với các học sinh, sinh viên có hành vi lạng lách, biểu hiện và đua xe trái phép.
Tăng cường hơn nữa trang thiết bị vật chất và con người để lực lượng Cảnh sát giao thông có thể theo dõi hành vi đua xe trái phép thường hay xảy ra ở một số địa điểm vốn được coi là trọng điểm.
Trong công tác xử lý TNGT và phòng ngừa hạn chế cần phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa;
Công tác điều tra xử lý TNGT giữ vai trò quan trọng, đây là công việc để rút ra được những bài học kinh nghiệm nhằm hạn chế tình trạng tai nạn xảy ra
vì vậy cần đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác điều tra; Phải nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cấp (ngay từ cấp huyện trở lên) để có thể thực hiện việc điều tra và xử lý kịp thời.