Khái niệm đạo đức.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý và đạo đức trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ (Trang 52 - 67)

- Thẩm quyền xử phạt của thanh tra giao thông đường bộ:

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ.

1.2.1. Khái niệm đạo đức.

Đạo đức theo tiếng La tinh: mos (moris) có nghĩa là lề thói, còn luân lý được xem như đồng nghĩa với đạo đức và có gốc từ tiếng Hy Lạp là ethicos- lề thói tập tục; khi nói đến đạo đức là nói đến những lề thói và tập tục biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa người với người trong sự giao tiếp với nhau hàng ngày.

Ngày nay đạo đức được định nghĩa: Đạo đức được hiểu như là hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội [37, tr. 8].

Đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, phản ánh hiện thực đời sống đạo đức xã hội; sự phát sinh và phát triển của đạo đức là một quá trình do sự phát triển của phương thức sản xuất quy định.

Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi của con người, loài người sáng tạo ra nhiều phương thức điều chỉnh hành vi của con người như phong tục, tập quán, tôn giáo, pháp luật và đạo đức; đối với đạo đức, sự đánh giá hành vi của con người, theo khuôn phép, chuẩn mực và quy tắc đạo đức biểu hiện thành những khái niệm về thiện và ác, vinh và nhục, chính nghĩa và phi nghĩa.

Sự điều chỉnh đạo đức mang tính tự nguyện và xét về bản chất, đạo đức là sự tự do lựa chọn của con người. Cơ chế vận hành của đạo đức được hình

thành trên cơ sở liên hệ và tác động lãn nhau của những yếu tố hợp thành đạo đức và có thể xem xét đạo đức dưới nhiều góc độ, nhưng xét theo quan điểm về mối quan hệ giữa cái chung với cái riêng, cái phổ biến với cái đặc thù và cái đơn nhất thì đạo đức được tạo nên từ đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân.

1.2.1.1. Cấu trúc của đạo đức.

Xét trong mối quan hệ giữa ý thức và hoạt động thì hộ thống đạo đức hợp thành bởi các yếu tố ý thức đạo đức, hành vi đạo đức và quan hộ đạo đức.

+ Ý thức đạo đức (YTĐĐ) là ý thức về hệ thống những quy tắc, chuẩn mực, hành vi phù hợp với những quan hệ đạo đức đã và đang tồn tại, bao trùm lên cảm xúc, những tình cảm của con người. [40, tr.36]; YTĐĐ là sự thể hiện thái độ nhận thức của con người trước hành vi của mình trong sự đối chiếu với hệ thống chuẩn mực hành vi và những quy tắc đạo đức xã hội đặt ra; nó giúp con người tự giác điều chỉnh hành vi và hoàn thành một cách tự giác, tự nguyện những nghĩa vụ đạo đức. YTĐĐ bao hàm cảm xúc, tình cảm đạo đức con người vì vậy mà YTĐĐ có tri thức đạo đức, tình cảm và ý chí đạo đức.

+ Hành vi đạo đức (HVĐĐ) là hành vi được thực hiện do sự thôi thúc của ý thức đạo đức; chính là sự thể hiện YTĐĐ và văn hóa đạo đức của cá nhân; HVĐĐ tác động trực tiếp đến con người và gắn liền với ý thức đạo đức.

+ Quan hệ đạo đức (QHĐĐ) là hệ thống những quan hệ xác định giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội vể mặt đạo đức.

Quan hệ đạo đức là một dạng của quan hệ xã hội, là yếu tố tạo nên tính hiện thực của bản chất xã hội của con người, các QHĐĐ không chỉ hình thành nên giữa các cá nhân, mà còn hình thành nên giữa cá nhân với xã hội; QHĐĐ tồn tại một cách khách quan luôn biến đổi qua các thời đại lịch sử, là một trong những cơ sở để hình thành nên ý thức đạo đức.

Có thể nói rằng, ý thức đạo đức, hành vi đạo đức và quan hộ đạo đức là những yếu tố tạo nên cấu trúc của đạo đức. Mỗi yếu tố không tổn tại độc lập

mà liên hệ, tác động lẫn nhau, tạo nên sự vận động, phát triển và chuyển hóa bên trong của hệ thống đạo đức.

Xét theo quan điểm vẻ mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng, cái phổ biến và đặc thù, đơn nhất; đạo đức xã hội được tạo nên từ đạo đức cá nhân và đạo đức xã hội.

Đạo đức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội của cộng đổng người xác định và là phương thức điéu chỉnh hành vi của các cá nhân thuộc cộng đồng nhằm hình thành, phát triển và hoàn thiện tồn tại xã hội ấy.

Đạo đức cá nhân là đạo đức của từng cá nhân riêng lẻ của cộng đồng, phản ánh và khẳng định tồn tại xã hội của các cá nhân ấy như là thể hiện riêng rẽ của tồn tại xã hội vể lợi ích và hoạt động của các cá nhân. Với tính cách là sự phản ánh của tồn tại xã hội đạo đức mang bản chất xã hội [37, tr.32]; có nghĩa là nội dung của đạo đức là do hoạt động thực tiễn và tồn tại xã hội quyết định, nhận thức xã hội đem lại các hình thức cụ thể của phản ánh đạo đức, làm cho đạo đức tổn tại như một lĩnh vực độc lập vế sản xuất tinh thần của xã hội.

Sự hình thành, phát triển, hoàn thiện bản chất xã hội của đạo đức được quy định bởi trình độ phát triển và hoàn thiện của thực tiễn và nhận thức xã hội của con người; hay cũng có thể hiểu nội dung của các quan niệm, quan điểm, các nguyên tắc, các chuẩn mực đạo đức là khách quan biểu hiện của trạng thái, một trình độ phát triển nhất định của những điều kiên sinh hoạt vật chất của xã hội, của cơ sở kinh tế.

Phân tích mối quan hệ giữa cơ sở kinh tế với kiến trúc thượng tầng trong đó đạo đức là một yếu tố Mác viết: “Cơ sở kinh tế thay đổi thì toàn bộ cái kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều” [2,tr. 15], Tiếp tục cụ thể hóa tư tưởng của Mác tính quyết định của cơ sở kinh tế với ý thức xã hội nói chung và đạo đức nói riêng. Angghen đã luận chứng cho bản chất xã hội của đạo đức bằng cách chỉ ra tính thời đại, tính dân tộc và tính giai cấp của đạo đức.

- Tính quyết định của thời đại đối với đạo đức cho ta quan niộm khoa học về loại hình đạo đức, tương ứng với mỗi chế độ kinh tế, mỗi phương thức sản xuất và do đó mỗi hình thái kinh tế xã hội là một hình thái đạo đức nhất định. Đạo đức nguyên thủy, đạo đức chiếm hữu nô lệ, đạo đức phong kiến, đạo đức tư sản và đạo đức Chủ nghĩa cộng sản, đấy chính là những bước tiến triển thời đại dần dần của đạo đức nhân loại; Cùng với tính thời đại thì tính dân tộc chính là một trong những biểu hiện bản chất xã hội của đạo đức.

1.2.1.2. Chức nâng của đạo đức

Đạo đức có các chức năng như: chức năng điều chỉnh hành vi, chức năng giáo dục, chức năng nhận thức.

- Chức năng điều chỉnh hành vi: Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi, sự điều chỉnh hành vi của đạo đức làm cho cá nhân và xã hội cũng tồn tại, phát triển, bảo đảm quan hệ lợi ích cá nhân và cộng đồng; loài người sáng tạo ra nhiều phương thức điều chỉnh hành vi trong đó có chính trị, pháp quyền, đạo đức.

Chính trị điều chỉnh hành vi giữa các giai cấp, dân tộc, giữa các quốc gia bằng các biện pháp đặc trưng như: ngoại giao, kinh tế, hành chính, bạo lực.

Pháp quyền và đạo đức điều chỉnh hành vi trong các quan hệ giữa các cá nhân với cộng đồng bằng các biện pháp đặc trưng là pháp luật và dư luận xã hội, lương tâm. Sự điều chỉnh này thể hiện thuận chiều hoặc ngược chiều.

Việc điểu chỉnh HVĐĐ và Pháp quyền khác nhau ở mức độ đòi hỏi và phương thức điều chỉnh; Pháp quyền thể hiện ra ở Pháp luật, là ý chí của giai cấp thống trị buộc mọi người phải tuân theo. Những chuẩn mực của Pháp Luật được thực hiện ngăn cấm, cưỡng bức (quyền lực cộng đồng cùng với đội ngũ vũ trang đặc biệt, quân đội, cảnh sát, tòa án, nhà tù) Pháp Quyền là đạo đức tối thiểu của mỗi cá nhân trong cộng đồng.

Đạo đức đòi hỏi từ tối thiểu đến tối đa đối với các hành vi cá nhân và phương thức điều chỉnh của nó là bằng dư luận xã hội và lương tâm ; Những

chuẩn mực đạo đức bao gồm cả chuẩn mực ngăn cấm và cả chuẩn mực khuyến khích.

Vì vậy chức năng điều chỉnh hành vi của đạo đức bằng dư luân xã hội và lương tâm đòi hỏi từ tối thiểu đến tối đa hành vi con người đã trở thành đặc trưng riêng để phân biệt đạo đức với các hình thái ý thức khác, các hiện tượng xã hội khác và làm thành cái không thể thay thế được của đạo đức[37,tr.40].

- Chức năng giáo dục của đạo đức: được hiểu; Trong xã hội có giai cấp hình thành và tồn tại nhiều hệ thống đạo đức khác nhau nên luôn tác động đến các cá nhân. Môi trường đạo đức tác động đến cá nhân bằng nhận thức đạo đức và thực tiễn đạo đức. Nhận thức đạo đức để chuyển hóa đạo đức xã hội thành ý thức đạo đức cá nhân. Thực tiễn đạo đức là hiện thực hóa nội dung giáo dục bằng HVĐĐ. Các HVĐĐ lặp đi, lặp lại trong đời sống xã hội và cá nhân làm cho cả đạo đức cá nhân và xã hội được củng cố, phát triển trở thành thói quen, truyền thống, tập quán, đạo đức.

Có thể hiểu chức năng giáo dục của đạo đức một mặt giáo dục lẫn nhau trong cộng đồng, tức là giáo dục giữa cá nhân và cá nhân, giữa cá nhân và cộng đổng, mặt khác là sự tự giáo dục ở cả cấp độ cá nhân lẫn cấp độ cộng đồng [37, tr.42-43]

- Chức năng nhận thức; Đạo đức là hiện tượng xã hội vừa mang tính tinh thần, vừa mang tính hành động hiện thực; nhận thức đạo đức có các đặc điểm:

+ Hoạt động đạo đức tiếp liền sau nhận thức giá trị đạo đức, trong khi đó ở các hình thái xã hội khác có khoảng cách về không gian và thời gian, ví dụ như trong lĩnh vực khoa học cụ thể là việc ứng dụng thành tựu khoa học thể hiện rất rõ khoảng cách không gian và thời gian.

Nhận thức của đạo đức là quá trình vừa hướng ngoại (hướng ra ngoài) và hướng nội (tự nhận thức, hướng vào chính mình, chính chủ thể); Trong tự nhận thức, vai trò của dư luận xã hội và lương tâm là rất lớn; Dư luận xã hội là sự bình phẩm, đánh giá từ phía xã hội đối với chủ thể, còn lương tâm là sự tự phê

bình của chính chủ thể và cả hai đều giúp chủ thể tái tạo lại giá trị đạo đức của mình đó chính là những giá trị mà xã hội mong muốn[37,tr.44-45].

1.2.1.3. Vai trò của đạo đức.

Đạo đức có vai trò rất lớn trong đời sống xã hội, trong đời sống của con người, trong sự vận động và phát triển của xã hội loài người và thực chất nhân tố kinh tế là cái chủ yếu quyết định, nhưng nếu chúng ta tuyột đối hóa cái chủ yếu này thành cái duy nhất thì sẽ đưa tư duy và hành động đến những lầm lạc đáng tiếc; Sự tiến bộ của xã hội, sự phát triển của xã hội không thể thiếu vai trò của đạo đức và khi xã hội phân chia thành giai cấp có áp bức, có bất công thì việc chiến đấu cho cái thiện, đẩy lùi cái ác đã trở thành ước mơ, khát vọng, thành chất men, thành động lực kích thích, cổ vũ nhân loại vượt lên; Đạo đức đã trở thành mục tiêu đồng thời cũng là động lực để phát triển xã hội [37, tr.47].

1.2.1.4. Mối quan hệ giữa đạo đức với Pháp Luật.

Đạo đức có quan hệ và chật chẽ với pháp luật, ý thức đạo đức và ý thức pháp luật có mối quan hệ biện chứng với nhau cả hai đểu có chức năng chung là điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm bảo toàn và phát triển xã hội; Khi chưa có Pháp luật hoặc pháp luật mới được hình thành thì viộc điểu chỉnh nhằm bảo đảm các quan hệ và trật tự xã hội do đạo đức đảm nhiệm. Đạo đức là hình thái ý thức xã hội thường được thể hiện ra dưới hình thức là các niềm tin, lý tưởng, các nguyên tắc, quy tắc chung có ý nghĩa định hướng tinh thần giúp các thành viên xã hội tự điều chỉnh hành vi của mình trong mối quan hệ với người khác và xã hội dưới sự kiểm soát của lương tâm, dư luận xã hội. Vì thế đạo đức không thiên về việc quy định hành vi một cách cụ thể trong khi đó, pháp luật lại trú trọng đến việc quy định các hành vi ngày càng cụ thể.

Trong một xã hội cụ thể, đạo đức và pháp luật về cơ bản là thống nhất ở mục đích, ở định hướng tinh thần nhưng giữa chúng lại có nhiều điểm khác nhau về hình thức biểu hiện:

Pháp luật thường biểu hiện ra như những tiêu chuẩn tối thiểu nhằm đảm bảo sự tồn tại xã hội như nó hiện có, trong khi đó đạo đức bao giờ cũng là tiêu chuẩn cao cả của xã hội gắn liền với những lý tưởng hoàn thiện về con người và xã hội con người, trong một quốc gia, dân tộc, luật pháp hoặc các quy định có tính chất luật pháp được các cơ quan nhà nước soạn thảo, ban hành và đôn đốc, kiểm tra việc thống nhất thi hành trong toàn quốc. Đạo đức xã hội với tư cách là một mặt của đời sống tinh thần xã hội thì ngoài nguyên tắc, quy tắc chung được xác định với tư cách là những định hướng tinh thần phù hợp với trạng thái xã hội hiện tại, nó còn chứa đựng những yếu tố truyền thống của quá khứ và bao gồm cả phong tục, tập quán địa phương đã được nâng lên thành những nhu cầu đạo đức mang tính địa phương cục bộ, phụ thuộc vào những điểu kiện phát triển kinh tế xã hội của từng khu vực cụ thể.

Còn Luật pháp, kể cả khi luật pháp đã đạt đến trình độ phát triển cũng chỉ có thể điều chỉnh trên một số mặt nhất định của đời sống xã hội; Trong khi đó, đạo đức có vai trò điều tiết trong tất cả các quan hộ xã hội. Luật pháp thường chỉ tham gia vào điều chỉnh các quan hệ xã hội khi đã đạt đến độ chín muồi gây nên những ảnh hưởng xấu cho xã hội và cơ bản ứng dụng đói với các thành viên đã đạt đến độ tuổi công dân, Còn đạo đức do tính chất mềm dẻo của mình nó tham gia vào điều chỉnh các hiện tượng lệch chuẩn xã hội ngay từ khi mới xuất hiện và đối tượng điều chỉnh của nó là tất cả các thành viên xã hội, không phân biệt địa vị xã hội và tuổi tác.

Sự thống nhất giữa đạo đức và pháp luật trong điều kiện xã hội hiện nay thể hiện ở chỗ: Bản thân luật pháp một mặt phản ánh những yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội, nhưng mặt khác nó vẫn kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc;

Đạo đức một mặt chứa đựng các giá trị truyền thống, phản ánh những yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội, nhưng mặt khác nó phải bảo đảm phù hợp với những yêu cầu của Pháp luật và khuyến khích thực hiện tốt pháp luật cho

nên có thể nói trong điều kiện mới “luật pháp là yêu cầu đạo đức tối thiểu, còn đạo đức là pháp luật tối đa” [37, tr.73]. Một người có đạo đức phải là người có ý thức bảo đảm thi hành pháp luật và việc thi hành pháp luật ở mức độ cao lại có thể tạo nên những giá trị đạo đức.

Một trong những biểu hiện của mối quan hệ giữa Pháp luật và đạo đức là sự tương quan giữa TNĐĐ và TNPL; mối quan hộ này thể hiện cả ở nghĩa tích cực và nghĩa tiêu cực của TNPL và TNĐĐ; trong cuộc sống hiện nay, các vấn

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý và đạo đức trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ (Trang 52 - 67)