Tăng cường quản lý chất lượng giáo dục đào tạo người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý và đạo đức trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ (Trang 104 - 105)

- Thẩm quyền xử phạt của thanh tra giao thông đường bộ:

Thực trạng chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông tại Tỉnh

3.2.4. Tăng cường quản lý chất lượng giáo dục đào tạo người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc làm giảm TNGT, vì vậy đối với người điều khiển phương tiện cần phải chú trọng quan tâm đến các vấn đề như: Đào tạo, sát hạch, cấp giấy

phép lái xe, chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ và giáo dục nâng cao đạo đức cho người điều khiển phương tiện; cụ thể như:

+ Nâng cấp cơ sở vật chất của các trường đào tạo để có thể sử dụng được các thiết bị tiên tiến vào trong việc dạy và sát hạch cho trình độ cho người điều khiển phương tiên giao thông.

+ Cần phải xây dựng được một chương trình đào tạo phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội và pháp luật của đất nước, đồng thời cải tiến về chất lượng của việc thi sát hạch phải nghiêm túc, khách quan, công bằng, nâng cao chất lượng, đảm bảo được việc tiết kiệm. Như vậy cần phải ứng dụng khoa học công nghệ vào sát hạch, tức là các trung tâm sát hạch phải có đủ các tình huống giao thông cần thiết để ứng dụng vào thực tiễn; Sử dụng thiết bị tự động đánh giá kết quả sát hạch về cả lý thuyết lẫn thực hành.

Chuẩn hóa lại các cơ sở đào tạo, đối với việc đào tạo lái xe khách các hạng D, E, F là loại hình vận tải có liên quan đến tính mạng của nhiều người vì vậy cần phải tập trung ở một số cơ sở đào tạo có đầy đủ cả năng lực về vật chất lẫn đội ngũ giáo viên.

Cần phải bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức cho các giáo viên ở các trung tâm đào tạo và sát hạch tiêu chuẩn lái xe khách.

Phải có biện pháp theo dõi lái xe để có thể biết được quá trình hoạt động của lái xe ngoài việc có bao nhiêu lần vi phạm pháp luật vể TTATGTĐB, còn phải nắm được tinh thần trách nhiệm của họ đối với công việc là người có trách nhiệm hay vô trách nhiệm từ đó có những biện pháp giáo dục và xử lý kịp thời.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý và đạo đức trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)