động hoặc giao cho người không cố giấy phép hoặc bằng lái xe hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị phạt tiên từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến ba năm
+ Khách thể chung của các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thôngđường bộ: đường bộ:
Là các quan hệ xã hội được hình thành trong lĩnh vực bảo đảm TTATGTĐB, nhưng các quan hộ đó lại xâm phạm vào những quy định của nhà nước vé TTATGTĐB, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe con người gây thiệt hại tài sản của nhà nước, tổ chức xã hội và công dân.
Những quy định về an toàn giao thông gồm có: Quy tắc giao thông đường bộ (quy định trong luật giao thông đường bộ); Các thể lệ hành chính về giao thông đường bộ; Các thể lệ vận tải đường bộ; Các quy định về kỹ thuật an toàn phương tiện đường bộ.
+ Mặt khách quan của các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thôngđường bộ. đường bộ.
Hành vi khách quan của các tội xâm phạm TTATGTĐB là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động; Đa số các tội phạm được thực hiện bằng các hành động cụ thể như các tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, tội tổ chức
đua xe trái phép, tội đua xe trái phép; Phần ỉớn các tội xâm phạm TTATGTĐB đòi hỏi phải có dấu hiệu hậu quả nghiêm trọng tức là: những thiệt hại về tính mạng sức khỏe con người hoặc tài sản, nếu chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng thì phải có dấu hiệu đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về tội đó nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Trong một số tội danh để đảm bảo yếu tố phòng ngừa ngăn chặn thiệt hại lớn cho xã hội đã có quy định trường hợp thiếu các tình tiết trên vẫn truy cứu TNHS khi hành vi thực tế có khả năng dẫn đến thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng, nếu không kịp thời ngăn chặn cũng dẫn tới thiệt hại nghiêm trọng ví dụ như: tội tổ chức đua xe trái phép (Điều 206 khoản 1).
Vì vậy trong các tội xâm phạm TTATGTĐB có những tội có cấu thành vi phạm vật chất, cũng có những tội cấu thành hình thức (Điều 205 Tội đua xe trái phép), thậm chí trong cùng một tội danh tồn tại cả hai loại cấu thành tội phạm vật chất và cấu thành tội phạm hình thức, (Điều 206 khoản 1 là cấu thành hình thức còn khoản 2 và 3 là cấu thành vật chất).
Trong các tội phạm về TTATGTĐB cho thấy dấu hiệu bắt buộc là gây hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả nghiêm trọng do các tội phạm về TTATGTĐB gây ra đó có thể là hậu quả về con người như (sức khỏe, tính mạng), nhưng cũng có thể là về tài sản (gồm thiệt hại thực tế cũng như các chi phí sử dụng trong quá trình xử lý hậu quả); cụ thể việc gây hậu quả nghiêm trọng thì được quy định tại 'Tiêu chuẩn phân loại tai nạn giao thông đường bộ. 'VTheo Nghị Quyết số: 02/2003/NQ- HĐTP, ngày 17- 4-2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ Luật Hình sự năm 1999 thì hiện nay tai nạn giao thông được phân thành 4 loại sau:
l.Tai nạn giao thông ít nghiêm trọng (là những vụ tai nạn giao thông có thiệt hại thấp hơn so với tai nạn giao thồng nghiêm trọng quy định ở dưới đây).
2.Tai nạn giao thông nghiêm trọng: là tai nạn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Làm chết một người; b) Gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31 % trở lên; c) Gây tổn hại sức khỏe của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lộ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%; d) Gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 30 Triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng; đ) Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người, với tỷ lộ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lộ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng; e) Gây thiệt hại vẻ tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.
3. Tai nạn rất nghiêm trọng: là tai nạn gây hậu quả thuộc một trong những trường hợp sau đây: a) Làm chết hai người; b) Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng đẫn tại các điểm b, c, d, đ và e mục 2 nêu trên; c) Gây tổn hại cho sức khỏe của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên; d) Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 101% đến 200%; đ) Gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ iộ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm c, d, đ và e mục 2 nêu trên; e) Gây thiột hại về tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triộu đồng.
4. Gây tai nạn đặc biệt nghiêm trọng: là tai nạn gây hậu quả thuộc một trong những trường hợp sau đây: a) Làm chết ba người trở lên; b) Làm chết hai người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm b,c, d, đ và e mục 2 nêu trên; c) Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm c, d, đ
và e mục 3 nêu trên; d) Gây tổn hại cho sức khỏe của năm người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên; đ) Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của những người này trên 200%; e) Gây tổn hại cho sức khỏe cùa ba hoặc bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên và còn gây thiệt hại về tài sản được hướng dẫn tại điểm e mục 3 nêu trên; g) Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triộu đồng trở lên.
Bên cạnh đó thì tại Điều 207 có quy định việc cấu thành tội phạm đó là cả những hành vi đã bị xử phạt hành chính mà còn tái phạm có nghĩa là:
Trước khi thực hiện hành vi bị coi là tái phạm thì chủ thể đã thực hiện • • • & • • • hành vi trước đó là hành vi cùng loại.
Dấu hiệu đã xử phạt VPHC ở đây là được áp dụng một cách độc lập, tức là người đã bị xử phạt hành chính về xâm phạm các quy định bảo đảm TTATGTĐB, chưa hết thời hạn một năm mà lại tái phạm cũng giống như hành vi đã bị xử phạt hành chính lần đầu mặc dù chưa gây hậu quả nghiêm trọng nhưng vẫn phải chịu TNHS; Thực chất việc truy cứu TNHS nhằm mục đích phòng ngừa là chủ yếu nên đây chính là biện pháp sử dụng cuối cùng vì vậy mà hầu hết các điều luật quy định ở trong chương này đều chỉ coi những hành vi là tội phạm trong lĩnh vực TTATGTĐB nếu như nó gây hậu quả nghiêm trọng.
Thời điểm hoàn thành của tội phạm được quy định như sau:
Tội đồng thời có hai dấu hiệu đã bị xử phạt hành chính và gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 207, các dấu hiệu này được áp dụng độc lập với nhau thl tội phạm hoàn thành từ thời điểm hành vi phạm tội được thực hiện (đó là đối với trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn tiếp tục vi phạm), hoặc tính từ thời điểm xảy ra hậu quả nghiệm trọng (đối với những trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng).
Đối với các tội có dấu hiệu gây hậu quả nghiêm trọng (quy định tại Điều 202, 203, 203, 204, 205, 206 điểm e khoản 2, khoản 3,4) được coi là hoàn thành từ thời điểm xảy ra hậu quả nghiêm trọng.
Mặt chủ quan của các tội xâm phạm TTATGĨĐB:
Hầu hết các tội xâm phạm TTATGTĐB có hình thức là lỗi vô ý (do tự tin hoặc do cẩu thả). Người phạm tội tuy có thể thấy trước hành vi của mình có thể gây ra những thiệt hại cho xã hội, mặc dù họ phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. Ngoài ra có một số tội phạm được thực hiện với hình thức lỗi cố ý (tội tổ chức đua xe trái phép, đua xe trái phép) hoặc hình thức lỗi hỗn hợp (cố ý về hành vi, vô ý về hậu quả) như tội điều động hoặc giao cho người khác không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ( Điểu 205).
- Động cơ, mục đích phạm tội của các tội phạm xâm phạm lĩnh vực TTATGTĐB được quy định rất đa dạng nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm vể TTATGTĐB.
Phân loại tội phạm vềTTATGTĐB gồm có: Loại tội vi phạm về thể lệ hành chính trong lĩnh vực TTATGTĐB (Điều 204); Vi phạm vé quy định vận tải đường bộ (Điều 205); Vi phạm về quy định kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (Điểu 203); Vi phạm về quy tắc tham gia giao thông (Điều 202, 206, 207).
Hình phạt đối với tội phạm về TTATGTĐB quy định thành các hình phạt chính như: Hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn.