Nâng cao chất lượng an toàn phương tiện giao thông đường bộ.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý và đạo đức trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ (Trang 103 - 104)

- Thẩm quyền xử phạt của thanh tra giao thông đường bộ:

Thực trạng chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông tại Tỉnh

3.2.3. Nâng cao chất lượng an toàn phương tiện giao thông đường bộ.

Qua các số liệu đã nêu cho thấy các phương tiện tham gia giao thông đường bộ ở nước ta phát triển rất nhanh chóng, đa dạng các chủng loại, chất lượng của các phương tiện đã được phần nào nâng cao, nhìn chung các phương tiện đủ tiêu chuẩn tham gia giao thông, nhưng cũng có rất nhiều phương tiện không đủ tiêu chuẩn chất lượng để tham gia giao thông cụ thể là: Chúng ta đã có Nghị Định 92/NĐ - CP ngày 11 tháng 12 năm 2001 quy định về điều kiộn kinh doanh vận tải bằng ô tô (20 năm đối với xe đóng mới, 17 năm đối với xe cải tạo) mặc dù đã có quy định rất chặt chẽ nhưng trên thực tế vẫn còn tồn tại khá nhiều các xe ô tô, xe gắn máy có tuổi thọ hơn 20 năm và trong quá trình sử dụng thì đã được cải tạo nâng cấp nhiều lần cho nên không còn giữ nguyên trạng thái ban đầu nữa mà không phải xe nào khi nâng cấp cải tạo cũng đảm bảo yêu cầu về chất lượng để tham gia lưu thông.

Để cải thiện, nâng cao được chất lượng của các phương tiện tham gia giao thông đó là nhiệm vụ không nhỏ của cơ quan chức năng vì vậy cần phải có một số các biện pháp như:

Hạn chế nhập khẩu về số lượng chủng loại phương tiện tham gia giao thông một cách hợp lý (nhất là đối vói các phương tiện giao thông hiện nay không hoặc chưa phù hợp với tình hình đường xá và hoạt động giao thông ở nước ta) bằng cách như:

+ TỔ chức tổng kiểm tra phương tiện giao thông đường bộ trên toàn quốc, xử ỉý nghiêm túc, triệt để đối với các phương tiện giao thông không đủ tiêu chuẩn.

+ Cần phải quản lý các phương tiện giao thông vận tải chặt chẽ hơn để nâng cao về chất lượng phương tiện một cách lâu dài, kiên quyết loại bỏ xe quá niên hạn, không đủ tiêu chuẩn bảo đảm được an toàn cho người tham gia giao thông; thực hiện triệt để việc cấm các xe công nông hoạt động trên đường quốc lộ hoặc đô thị.

+ Đối với công tác kiểm định phương tiện cần tăng cường cơ sở vật chất cho các trạm kiểm định, tiếp tục đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ theo chiều sâu; đầu tư các hạng mục kiểm tra phương tiện bằng các thiết bị tiên tiến, hiện đại,

Bên cạnh việc tăng cường trang thiết bị, vật chất, máy móc hiện đại cho các cơ quan này còn phải chú trọng đến việc bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao phẩm chất đạo đức của các Đăng kiểm viên; phải có các biện pháp cương quyết nhằm tránh được các biểu hiện tiêu cực trong công tác đãng kiểm.

Công tác đăng kiểm thực sự có hiệu quả phải có các biện pháp kiểm tra, xử lý nghiêm ngặt đối với các phương tiện đã quá thời gian sử dụng(xe trên 20 năm).

Ngoài ra đối với phương tiện xe cơ giới vốn được coi là nguồn nguy hiểm cao độ cần thiết phải đưa ra quy định về việc bắt buộc phải có bộ phận túi khí lắp ở vị trí ngồi của người lái xe và người ngồi ghế đầu vì tác dụng của túi khí là làm cho khi xảy ra và chạm nó sẽ làm giảm bớt những chấn thương ở vùng đầu vì trên thực tế hiện nay xe có túi khí xe không có quy định này cần thiết phải trở thành quy định bắt buộc đối với tất cả các loại xe cơ giới.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý và đạo đức trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ (Trang 103 - 104)