2 Đáy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý và đạo đức trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ (Trang 101 - 103)

- Thẩm quyền xử phạt của thanh tra giao thông đường bộ:

Thực trạng chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông tại Tỉnh

3.2. 2 Đáy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ.

tự an toàn giao thông đường bộ.

Cần phải phát huy tối đa các biện pháp mà lâu nay chúng ta vẫn áp dụng; Nhưng nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục có mối quan hệ biện chứng với nhau, cho nên, đổi mới nội dung giáo dục pháp luật đòi hỏi phải đổi mới cả về hình thức và phương pháp giáo dục pháp luật. Mặt khác khi nội dung giáo dục pháp luật đã được đổi mới thì phải có hình thức và phương pháp giáo dục tương xứng với nó.

Xét về mặt hình thức giáo dục pháp luật, cần phải đổi mới theo hướng một mặt sử dụng kết hợp các hình thức giáo dục pháp luật nhằm phát huy thế mạnh của chúng, mặt khác xuất phát từ yêu cầu và đặc điểm của từng vùng, mién mà sử dụng các hình thức giáo dục cho phù hợp và có tính khả thi.

+ Ở thành thị cần tãng cường hình thức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua sách báo, tạp chí, truyền hình, các hội nghị, hội thảo, các cuộc thi tìm hiéu pháp luật phù hợp từng lứa tuổi, từng đối tượng cụ thể như: sinh hoạt các câu lạc bộ đo đoàn thanh niên tổ chức; hoặc các câu lạc bộ của hội cựu chiến binh, câu lạc bô cuả hội phụ n ữ ...

+ Khu vực nông thôn do trình độ đân trí thấp vì vậy cách tuyên truyền giáo dục cũng phải có những biến tấu cho phù hợp hơn, cần phát huy các hình thức tổ chức giới thiệu pháp luật về TTATGTĐB trên loa truyền thanh (ở hầu hết các xã đều có hệ thống phát thanh), nhưng phải chú trọng đến việc biên soạn tài liệu hỏi đáp pháp luật ngắn gọn, cụ thể dễ hiểu (có thể bỏ túi), có hình ảnh minh họa kèm theo cho sinh động; Nhưng đồng thời cũng phải lồng ghép việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về TTATGTĐB vào trong các chương trình văn nghệ quần chúng nhằm biến những chương trình văn nghệ mang tính chất đơn thuần là vui chơi, giải trí trở thành phương tiện để chuyển tải nội dung tuyên truyền và phổ biến, giáo giục pháp luật TTATGTĐB đến với từng người dân.

+ Trong các trường học thì tùy từng lứa tuổi cụ thể cần phải có những cách thức phù hợp để tuyên truyền và giáo dục pháp luật về TTATGTĐB cho các em bằng các hình thức thi viết vé kiến thức TTATGTĐB, thi hái hoa dân chủ nhằm giúp các em có thể hiểu được tác hại của việc vi phạm TTATGTĐB đặc biệt là những hậu quả do TNGT gây ra.

Bên cạnh những hình thức đã nêu ở trên, chúng ta cần phải bổ sung thêm một số hình thức mới cho phù hợp với yêu cầu hiện nay; cụ thể là biện pháp xây dựng mạng lưới tuyên truyén viên an toàn giao thông đến tận cơ sở; Trên thực tế chúng ta có tới 64 đơn vị hành chính cấp tỉnh, có khoảng 10804 đơn vị hành chính cấp xã (trong đó có 128 phường, 582 thị trấn và 9028 xã) riêng Hà Nội có tới 232 đơn vị hành chính cấp xã (trong đó có 128 phường, 6 thị trấn và 98 xã). Với quy mô rộng lớn như vậy để công tác tuyên truyẽn giáo dục đến được với người dân nhanh chóng, kịp thời và rộng khắp thì việc xây dựng mạng lưới tuyên truyển ở cấp cơ sở là việc làm vô cùng cần thiết và cần phải làm ngay và là biện pháp chủ đạo trong công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về TTATGTĐB nói riêng.

Nhiệm vụ của người tuyên truyền viên là phải truyền bá, phổ biến, vận động người dân trên địa bàn hành chính của mình thực hiện tốt quy định pháp luật về TTATGTĐB; có thể sử dụng ngay các cán bộ công chức hành chính cấp xã làm kiêm nhiệm luôn công tác tuyên truyền viên an toàn giao thông; Nhưng để tạo được mạng lưới tuyên truyền về an toàn giao thông như dự tính cần thiết phải có một số biện pháp cụ thể như sau:

Thứ nhất cần phải xây dựng chương trình tập huấn phù hợp và từ đó biên soạn tài liệu cho tuyên truyền viên An toàn giao thông,

Thứ hai Không thể tập trung được tất cả các tuyên truyền viên an toàn giao thông ở cơ sở để tập huấn cùng một lúc vì thế cần thiết phải có một đội ngũ trung gian ở cấp tỉnh làm nhiệm vụ tập huấn cho cấp cơ sở, chúng ta phải tổ chức lớp đào tạo cho các giảng viên an toàn giao thông đảm nhiệm nhiệm vụ

đó, hiệu quả hơn cả là sử dụng cán bộ trong các Ban an toàn giao thông cấp tỉnh (mỗi tỉnh chỉ sử dụng từ 1-2 người), các giảng viên phải có nhiệm vụ truyền đạt lại cho các tuyên truyền viên cấp cơ sở về nội dung của khóa học, đảm bảo cho họ có đủ kiến thức để có thể giúp cho người dân (người tham gia giao thồng) nắm được các quy định về TTATGTĐB.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý và đạo đức trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ (Trang 101 - 103)