- Thẩm quyền xử phạt của thanh tra giao thông đường bộ:
Thực trạng chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông tại Tỉnh
3.2.9. Nâng cao hơn nữa việc phối kết hợp giữa các ban ngành và cơ quan chức năng trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ.
quan chức năng trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Để công tác bảo đảm TTATGTĐB thực hiện có hiệu quả cần phải có biện pháp phối kết hợp chặt chẽ của các tổ chức, đơn vị, địa phương và của các ban ngành trong toàn quốc. Mỗi cơ quan tổ chức phải hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình để san sẻ gánh nặng cho các ngành khác tạo nên sự kết hợp đổng bộ coi bảo đảm TTATGTĐB là nhiệm vụ chung của mọi tổ chức cơ quan và của mọi người dân chứ không phải nhiệm vụ riêng của ngành giao thông như quan niệm của nhiẻu người từ trước đến nay.
Trước hết ủy ban an toàn giao thông Quốc gia phải xây dựng và đưa ra được kế hoạch tuyên truyền vẻ TTATGTĐB một cách có trọng tâm, trọng điểm theo từng thời gian thời điểm cụ thể đồng thời phối hợp chạt chẽ với các cơ quan thồng tin đại chúng, các tổ chức chính trị xã hội thực hiện một cách đổng thời, Lực lượng cảnh sát giao thông tổ chức các chiến dịch cưỡng chế; Các lực lượng phải phối hợp chặt chẽ hơn trong việc thực hiộn quản lý nhà nước và thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm thiểu TNGT; ở cơ sở các đoàn thể phải đẩy mạnh hơn các hoạt động để tạo khí thế mới trong hoạt động bảo đảm TTATGTĐB trên phạm vi toàn quốc.
+ Cục cảnh sát giao thông đường bộ tập trung chỉ đạo và tăng cường lực lượng triển khai đến tận cấp huyện việc hướng dẫn và điều khiển giao thông thông suốt, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành pháp luật về TTATGTĐB để tập kiểm tra, xử phạt nghiêm những người điều khiển xe mô tô, xe ô tô không có giấy phép lái xe, khồng đội mũ bảo hiểm, không thắt dây an toàn, lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, đua xe trái phép; Xử lý nghiêm những trường hợp ô tô chở quá tải, quá số người quy định, phóng nhanh, vượt ẩu, chạy vòng vo đón trả khách;
Đối với các trường hợp phương tiện không đủ điều kiện tham gia vận tải (quá niên hạn sử dụng, không đủ tiêu chuẩn chất lượng) phải kiên quyết đình chỉ hoạt động. Và thực hiện việc xử phạt một cách nghiêm túc.
+ Bộ giáo dục có trách nhiệm phải tổ chức biên soạn và xây dựng chương trình sách giáo khoa giảng dạy về TTATGTĐB trong nhà trường mà trọng điểm là từ bậc mầm non và tiểu học; đồng thời tổ chức chỉ đạo thực hiện việc quản lý, giáo dục những học sinh sinh viên chấp hành pháp luật về TTATGTĐB, quy định trách nhiệm đến các hiệu trưởng khi có tình trạng học sinh vi phạm pháp luật vé TTATGTĐB như hành vi đi xe máy đến trường khi chưa đủ độ tuổi, hành vi đua xe, lạng lách trên đường.
+ Ngành giao thông vận tải có kế hoạch thực hiện việc kiểm tra, sửa chữa, nâng cấp và làm mới các công trình giao thông để xóa các điểm đen tai nạn; Tập trung chỉ đạo sát sao hơn nữa đối với các sở giao thông công chính trong viộc tổ chức các lớp học, thi sát hạch giấy phép lái xe, đồng thời xây dựng phương án phát triển vận tải khách công cộng, phân luồng tuyến trong địa phương một cách hợp lý để trình lên ủy ban nhân dân phê duyệt và triển khai thực hiộn.
+ Công tác đăng kiểm phải tích cực hơn trong việc trong việc nâng cao chất lượng an toàn kỹ thuật phương tiện xe cơ giới đường bộ.
+ Ngành y tế phải thực hiện tốt việc tổ chức mạng lưới cấp cứu TNGT, thống kê tai nạn và đề xuất các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ tử vong và chấn thương nặng do tai nạn gây ra.
+ ủ y ban nhân dân các cấp cần phải tăng cường hơn nữa việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực TTATGTĐB như khắc phục tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè.
+ Các cơ quan đơn vị phải thực hiện việc phát động phong trào thi đua chấp hành pháp luật về TTATGTĐB đối với cán bộ công nhân viên chức trong
đơn vị mình, coi việc vi phạm TTATGTĐB là một trong những tiêu chí đánh giá các danh hiệu thi đua và tư cách đạo đức.
+ Đoàn thanh niên phải tổ chức tập huấn cho các tình nguyện viên kiến thức pháp luật về TTATGTĐB, phát động các phong trào học sinh sinh viên tham gia chiến dịch tình nguyện bảo đảm TTATGTĐB, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về luật giao thông đường bộ, đưa tiêu chí không vi phạm luật giao thông để bình xét xếp loại tư cách đoàn viên thanh niên.
+ Đưa quần chúng nhân dân vào giám sát các hoạt động của các cơ quan, tổ chức chính trị xã hội để nâng cao trách nhiệm, chất lượng hoạt động của các cơ quan chức năng và có những phản hồi kịp thời nhằm rút kinh nghiệm và khắc phục những hạn chế còn tồn tại đảm bảo giảm thiểu được tai nạn giao thông.
3.2.10. Giáo dục đạo đức trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Giáo dục đạo đức là quá trình kết hợp giữa giáo dục và tự giáo dục, đó chính là sự thức tỉnh, sự tự phán xử và làm cho lương tâm trong sạch. Giáo dục đạo đức nhằm biến ý thức nghĩa vụ, tình cảm, niềm tin vững chắc, sự thôi thúc bên trong, hình thành ý thức cái cần phải làm để khỏi xấu hổ trước người khác và trước bản thân mình [54,tr.28 ].
Có thể nói phẩm chất đạo đức không tự hình thành một cách ngẫu nhiên hay chỉ trải qua một quá trình giáo dục đơn giản mà phải trải qua những hoạt động tích cực ỉâu dài của cá nhân bằng sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa giáo dục và tự giáo dục, rèn luyện và tự nhận thức; Hay nói cách khác giáo dục đạo đức đạt được kết quả không phải chỉ bằng giáo dục xuông về lý thuyết mà phải có sự trải nghiệm bản thân thông qua quá trình giáo dục lâu dài ngay từ khi còn bé bằng các hình thức:
+ Giáo dục bởi gia đình (hành động những người thân như cha, mẹ, ông, bà anh, chị ... trong gia đình là tấm gương để trẻ em học tập vì đó chính là sự giáo dục cụ thể và thiết thực khiến trẻ dễ tiếp thu);
+ Giáo dục đạo đức trong nhà trường là phải đạt được mục tiêu giúp các thế hệ trẻ bước vào cuộc sống công dân, định hướng một cách hoàn chỉnh về các chuẩn mực nhằm đảm bảo kích thích lối sống lành mạnh nâng cao ý thức trách nhiệm của các em với cộng đồng, xã hội mà trước hết là trách nhiệm của các em với trường lớp nơi các em đang sinh hoạt. Giáo dục đạo đức ở nhà trường thể hiện ở lời dạy của thầy cô giáo, sự khen chê kịp thời với những hành động tốt của trẻ chính là một trong những con đường giáo dục đạt hiệu quả cao.
+ Giáo dục đạo đức ở xã hội bằng nhiều hình thức: báo chí, truyền hình, truyện tranh, kịch (nêu gương người tốt việc tốt), qua sinh hoạt ở các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội...; Những hình thức giáo dục đó sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất khi cá nhân được giáo dục đã qua quá trình trải nghiệm của bản thân bằng những hoạt động lao động sản xuất từ đó tăng thêm vốn sống và nhận thức một cách toàn diện có chiều sâu.
Trong thực tế hiện nay, đạo đức đang xuống cấp ở mọi lứa tuổi và trong mọi lĩnh vực vì vậy mà việc giáo dục đạo đức là vấn đề cốt lõi cần phải có sự quan tâm thích đáng. Pháp luật quy định mọi hành vi VPPL trong lĩnh vực TTATGTĐB đều phải chịu TNPL, nhưng trong cuộc sống hàng ngày không phải bất kỳ HVVP nào trong lĩnh vực này cũng được đưa ra phán xét bằng pháp luật có thể vì nhiều lý do khác nhau như: HVVP không bị phát giác, HVVP được người có thẩm quyển vì lý do nào đấy mà bỏ qua hoặc cũng có thể hành vi đó chưa có quy định pháp luật nào điểu chỉnh... pháp luật không thể bao quát và cụ thể đến từng trường hợp nhỏ chi tiết được, chỉ có các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức mới đủ sức đảm nhiệm được vai trò này.
Hiện nay do tình hình vi phạm các quy định pháp luật trong lĩnh vực TTATGTĐB gia tăng nhanh, không còn là vấn đề riêng của quốc gia nào mà đã trở thành vấn đề toàn thế giới; Trên thực tế từ trước đến nay chúng ta mới chỉ quan tâm đến việc đưa ra các quy định pháp luật để trừng trị những hành vi VPPL trong lĩnh vực TTATGTĐB còn vấn đề đạo đức, ý thức, lối sống mặc dù có đề cập đến nhưng chưa được quan tâm một cách đúng mức.
Pháp luật và đạo đức là những yếu tố có mối liên hộ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau để thực hiện được một cách hiệu quả nhất nhiệm vụ của mình là điều chỉnh, thúc đẩy các quan hộ xã hội phát triển theo một trật tự nhất định; những HVVP các quy định về TTATGTĐB hay vi phạm các thể lộ vận tải đường bộ, thể lệ hành chính về giao thông đường bộ... đều được coi đó là sự vi phạm về chuẩn mực đạo đức, cho nên đạo đức có tầm quan trọng trong việc giữ gìn TTATGTĐB.
Đạo đức trong lĩnh vực TTATGTĐB đây không chỉ là phạm trù hẹp mà nó liên quan đến rất nhiều các đối tượng khác nhau và cũng là sự gắn kết của rất nhiều các yếu tố khác nhau, để đạo đức trong lĩnh vực TTATGTĐB được cải thiện, nâng lên không phải là riêng nhiệm vụ của bất kỳ một cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào.
Đạo đức trong lĩnh vực bảo đảm TTATGTĐB được hiểu là: những chuẩn mực xã hội được hình thành một cách tự nhiên và đi sâu vào trong đời sống thể hiện trong những hành vi, trong cách sinh hoạt, ứng xử của từng cá nhân và của cộng đồng (tức là con người bảo vệ sự an toàn của người khác và của bản thân bằng việc tự ý thức các quy định về TTATGTĐB). Muốn đạt được điều đó không phải tự nhiên có được mà chúng ta phải giáo dục về đạo đức TTATGTĐB một cách, phù hợp và khoa học.
Để nâng cao được đạo đức trong lĩnh vực TTATGTĐB cần phải tập trung đi vào một số điểm cơ bản như sau:
Giáo dục đạo đức cho người tham gia giao thông.
Người tham gia giao thông có rất nhiều đối tượng khác nhau, tham gia giao thông vì nhiều mục đích; Một bộ phận luôn tuân thủ những quy định của pháp luật về TTATGTĐB, thì có một bộ phận không nhỏ luôn vi phạm quy định về TTATGTĐB. Đối với bộ phận tuân thủ pháp luật về TTATGTĐB họ làm được điều đó vì những lý do khác nhau (có thể do tự ý thức được sự cần thiết phải tuân thủ các quy định về TTATGTĐB để bảo vệ quyền lợi cho bản thân mình và người khác, cũng có thể vì họ sợ sẽ bị phạt nếu vi phạm)
Đối với bộ phận vi phạm quy định về TTATGTĐB một số vì sơ suất, chủ quan; nhưng có một số cố tình vi phạm. Vì vậy cần phải giáo dục cho họ về kiến thức pháp luật về TTATGTĐB (tham gia giao thông phải đi như thế nào là đúng), bên cạnh đó còn phải giáo dục cho họ ý thức tuân thủ pháp luật vẻ TTATGTĐB - giáo dục đạo đức về TTATGTĐB.
Không thể đi ngoài cách thức giáo dục đạo đức nói chung trong lĩnh vực TTATGTĐB cũng phải trải qua một quá trình lâu dài, thường xuyên tức là phải tùy từng lứa tuổi và từng đối tượng để có thể có những cách thức giáo dục cho phù hợp và có hiệu quả.
- Đối với lứa tuổi mầm non đến bậc tiểu học phải đặt nền móng của việc giáo dục đạo đức trong lĩnh vực TTATGTĐB ngay từ những ngày đầu bằng việc:
+ Ỏ trường học lồng ghép vào trong giờ học những trò chơi của trẻ, giúp trẻ có thể làm quen với những kiến thức ban đầu về giao thông đường bộ, thông qua các bài hát, câu chuyện kể nêu gương bé ngoan để trẻ có thể phân biệt được hành động nào là đúng - ngoan (được khen) còn hành động nào là không đúng (đáng bị chê). Đấy chính là cách để giúp trang bị cho trẻ không chỉ kiến thức về TTATGTĐB mà còn giáo dục và hình thành cho trẻ phẩm chất đạo đức trong lĩnh vực này.
+ Ở gia đình Bố, mẹ, ông bà phải giáo dục cho trẻ bằng cách luôn thực hiện đúng những quy định về TTATGTĐB, giảng giải cho trẻ biết lợi ích của việc chấp hành luật giao thông đường bộ, khen -động viên kịp thời mỗi khi trẻ có những hành động đúng; Như vậy trước hết hành động của người lớn phải đúng như lời nói với trẻ nếu không trẻ sẽ không biết phải xử sự như thế nào Ví dụ: “Mẹ luôn dạy con đèn đỏ dừng lại, khi nào đèn xanh mới được đi”, khi đưa con đi học mẹ vì sợ muộn giờ làm nên đã vượt đèn đỏ (tất nhiên không có mặt Cảnh sát giao thông). Điều này đặt cho trẻ câu hỏi có thể là hỏi người khác nhưng cũng có thể sẽ tự trả lời và dần hình thành cho trẻ thói quen nói dối (nói nhưng không làm).
- Thanh niên là đối tượng mang nhiều hoài bão, muốn chứng minh bản lĩnh, thể hiện cái tôi của chính mình, ưa cảm giác mạnh, nhưng cũng bồng bột vì vậy mà họ dễ bị lôi kéo vào những việc không đúng; ví dụ như viộc đánh võng, lạng lách, đua xe chủ yếu là phổ biến ở lứa tuổi này; Bên cạnh việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về TTATGTĐB chúng ta phải quan tâm đến việc giáo dục nâng cao phẩm chất đạo đức của người (học sinh, sinh viên)- thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh; để họ có thể nhận thấy được việc VPPL về TTATGTĐB cũng chính là vi phạm các chuẩn mực đạo đức của người sinh viên:
Phải thu hút được đông đảo lực lượng thanh niên tham gia vào các tổ chức đoàn, hội liên hiệp thanh niên, Phát động phong trào nói không với VPPL về TTATGTĐB, tổ chức các cuộc thi hiểu biết về TTATGTĐB7 <
+ Đối với học sinh cần phải cam kết tuyệt đối chấp hành pháp luật TTATGTĐB như: không đi xe máy đến trường khi chưa đủ độ tuổi, khi chưa có giấy phép lái xe... nếu vi phạm hạ hạnh kiểm xếp loại, tính vào chuẩn mực đạo đức của người học sinh.
- Đối với bộ phận khác đó là những người sinh sống bằng nghề xe ôm, xe khách; họ là những đối tượng thường xuyên vi phạm quy định pháp luật về
TTATGTĐB đó là những hành vi chở quá tải, đèo ba, phóng nhanh, vượt ẩu vì họ phải tranh thủ tăng chuyến thu hồi vốn... Chúng ta phải có những biện pháp giáo dục như:
Ngay từ khi tổ chức học để thi cấp giấy phép lái xe, bên cạnh việc trang bị kiến thức về TTATGTĐB chúng ta phải lồng ghép vào đó việc đề cao đạo đức của người lái xe, để ngoài việc quan tâm đến lợi nhuận còn phải quan tâm đến đạo đức nghề nghiệp (sự bảo đảm an toàn tính mạng của hành khách).
Giáo dục đạo đức cho người có thẩm quyển trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ
Giáo dục đạo đức người có thẩm quyền trong lĩnh vực TTATGT chính là quá trình giáo dục tổng hợp gồm có giáo dục chính trị, pháp luật, đạo đức, ý thức lao động, văn hóa giao tiếp...; Cần chú trọng giáo dục tinh thần hướng nội - khai thác yếu tố nội tâm để làm thức dậy lương tâm- lòng tự trọng, sự vị tha, tình yêu thương đồng loại...Bên cạnh đó để giáo dục đạo đức cho người có thẩm quyền trong lĩnh vực TTATGTĐB cần phải chú trọng đến mối quan hệ mật thiết giữa Pháp luật và đạo đức, phải thể chế hóa và có biện pháp xử lý nghiêm minh, kịp thời, công bằng những sai phạm của họ vì đây chính là biện pháp có ý nghĩa giáo dục và răn đe, đồng thời có tác dụng củng cố niềm tin của nhân dùn vào nhà nước, vào pháp luật, từ đó họ tự nguyện tuân theo đường lối chính sách và các quy định của pháp luật.
Giáo dục đạo đức cho người có thẩm quyền trong lĩnh vực TTATGTĐB là làm hình thành tấm lòng tận tụy với nhân dân, phục vụ nhân dân với tấm lòng trung thực, liêm chính, chí công vô tư;