Trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý và đạo đức trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ (Trang 45 - 49)

- Thẩm quyền xử phạt của thanh tra giao thông đường bộ:

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ.

1.1.6.3. Trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ.

đường bộ.

Trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ là hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật dân sự về trật tự an toàn giao thông đường bộ và được thể hiện trong việc cơ quan nhà nước cố thẩm quyền áp dụng với người đã có lỗi trong việc vi phạm pháp luật dân sự về trật tự an toàn giao thông đường bộ một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của nhà nước do pháp luật về dân sự quy định.

Pháp luật về TNDS trong lĩnh vực TTATGTĐB còn nhiều hạn chế, mới dừng lại ở quy định chung mang tính nguyên tắc, trong khi đó pháp luật dân sự chính là loại pháp luật gần gũi người dân nhất, cần phải có những quy định một cách cụ thể, dễ hiểu để nhân dân có thể tiếp thu thuận lợi.

- Các văn bản pháp luật hiện hành quy định về TNDS trong lĩnh vực TTATGTĐB gồm có:

+ Bộ Luật Dân sự 2005.

+ Luật giao thông đường bộ nãm 2001.

Việc bồi thường thiệt hại (BTTH) cho người bị hại trong lĩnh vực TTATGTĐB quy định trong Bộ luật dân sự được hiểu như là một dạng BTTH ngoài hợp đồng, được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm nghĩa vụ về TTATGTĐB, có nghĩa là “ Thiệt hại phải được bồi thường là toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận với nhau về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Khi mức bồi thường không cồn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường” (Điều 605 Bộ luật dân sự năm 2005).

Bồi thường thiệt hại trong luật dân sự quy định gồm có BTTH về tài sản bị xâm phạm và BTTH do sức khỏe bị xâm phạm.

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm quy định tại Điều 608: ‘Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:

Tài sản bị mất

Tài sán bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;

Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;

Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại".

Bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm quy định tại Điều 609:

“Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất bị giảm sút của người bị thiệt hại;

- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại, nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của ỉao động cùng loại;

- Chi phí họp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sốc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

Người xâm phạm sức khỏe của người khác phải bồi thường thiệt hại (theo quy định pháp luật dân sự), đồng thời phải bồi thường bằng một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do cấc bên thỏa thuận; nếu không thỏa

thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Trong bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định: BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra gổm có phương tiện giao thông vận tải, cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Tại khoản 2 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:

“Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu sử dụng định đoạt thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

Luật giao thông đường bộ Khoản 5 Điều 4 quy định:

Người nào vi phạm pháp luật giao thông đường bộ mà gây tai nạn thì phải chịu trách nhiệm vê hành vi vi phạm của mình, nếu gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.

Quy định nêu trên cho thấy có sự bất cập đó là mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại là khó và phức tạp vì trên thực tế thiệt hại có thể xảy ra là do nhiều nguyên nhân nhưng đâu là nguyên nhân chính và đâu là nguyên nhân phụ thì lại rất khó xác định bởi ranh giới của chúng rất mỏng manh, rất dễ bị nhầm lẫn và việc xác định nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp và định lượng nó không theo công thức quy định phụ thuộc chủ yếu vào ý chí chủ quan (Thẩm phán).

Các biộn pháp TNPL được nêu ở trên được coi là biện pháp chính để áp đụng, trên thực tế người vi phạm và người bị vi phạm cũng có thể thỏa thuận với nhau vé biện pháp áp dụng và nếu người vi phạm không thực hiện thì người bị vi phạm có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đứng

Dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành cho thấy biện pháp áp dụng TNDS trong lĩnh vực TTATGTĐB chủ yếu là áp dụng trách nhiệm bồi thường vật chất; Trong việc áp dụng TNPL trong lĩnh vực TTATGTĐB, TNDS được áp dụng ngay cả khi mà chủ thể gây ra VPPL trong lĩnh vực TTATGTĐB không hề có lỗi.

Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không cố lỗi, trừ cấc trường hợp;

Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại.

Thiệt hại xảy ra do trường hợp bất khả kháng hoặc tình th ế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác...

Sở đĩ trong bộ luật dân sự quy định như vậy là nhằm mục đích áp dụng một cách nghiêm túc và triệt để việc đòi BTTH gây nên từ vi phạm của nguồn nguy hiểm cao độ, thường thì hậu quả của nó gây ra bao giờ cũng lớn và nguy hiểm hơn do các loại khác gây ra cho nên người sử dụng, chủ sở hữu của nguồn nguy hiểm cao độ phải có trách nhiệm cao hơn nhằm phòng ngừa phần nào những vi phạm và thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra;

Chủ thể của TNDS theo quy định của pháp luật hiện hành gồm có:

Các cá nhân có đủ năng lực hành vi từ 18 tuổi trở lên vi phạm quy định TTATGTĐB gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.

Các cá nhân là người chưa thành niên dưới 18 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải đứng ra bồi thường nếu tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường mà người chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản riêng đó để bồi thường vể phần còn thiếu trừ trường hợp người gây thiệt hại là người dưới 15 tuổi, mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại trong thời gian trường học, bệnh viện hoặc các tổ chức khác đang trực tiếp quản lý.

Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường, nếu người giám hộ không có tài sản hoặc tài sản

không đủ để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng chính tài sản của mình và nếu người giám hộ chứng minh được mình không hề có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình ra để bồi thường.

Đối với tổ chức có đầy đủ năng lực hành vi nếu vi phạm quy định về TTATGTĐB gây thiệt hại thì phải BTTH theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý và đạo đức trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ (Trang 45 - 49)