Các vàn bản pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ từ 1945 đến 1986.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý và đạo đức trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ (Trang 72 - 74)

- Thẩm quyền xử phạt của thanh tra giao thông đường bộ:

Các vàn bản pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ từ 1945 đến 1986.

đến 1986.

Các văn bản pháp luật trong lĩnh vực TTATGTĐB trong giai đọan này ra đời chủ yếu nhằm phục vụ cho cuộc kháng chiến chống pháp, Mỹ giải phóng đất nước.

Bộ Giao thông và Bưu điện- Bộ Công an ra Nghị định số: 348/ NĐLB ngày 5/12/1955, ban hành kèm theo Quy tắc giao thông đường bộ.

Nghị định số: 09/ NĐLB của Bộ Giao thông và Bưu điện - Bộ Công an, ngày 7/3/1956 ban hành thể lệ tạm thời về vận tải đường bộ. Đây là hai văn bản ra đời góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an toàn giao thông trong

thời gian dài: từ sau khi kháng chiến chống pháp thắng lợi và cả trong quá trình chúng ta cùng một lúc song song thực hiện hai nhiệm vụ là: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng dân tộc Miền Nam. Chính vì thực hiện nhiệm vụ đi lại như vậy cho nên nhu cầu đi lại ngày càng tăng và nhằm hạn chế bớt TNGT, chống ùn tắc giao thông ngày 10 tháng 11 năm 1962 Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số: 915/C57-P5 vẻ đèn tín hiộu điều khiển giao thông (Quy định 3 loại tín hiệu đèn là đỏ, xanh và vàng).

Nhu cầu đi lại của nhân dân ngày một tăng, ngay cả xe vận tải cũng dùng để chở người từ đó có nhiểu vụ tai nạn do xe tải chở người gây ra; vì vậy ngày 7/2/1963 Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải ra Thông tư liên bộ số: 19/GT- CA quy định về việc dùng xe vận tải chở người; cụ thể nếu như các cơ quan nông, lâm trường ... muốn thay đổi tính chất chuyên chở của các loại xe vận tải hàng hóa sang chở người (trong thời gian nhất định và mang tính chất tạm thời) phải xin phép cơ quan giao thông cấp tỉnh trở lên và phải thực hiện những điều kiện cụ thể để đảm bảo an toàn.

Giao thông vận tải không chỉ phục vụ cho nhu cầu đi lại của nhân dân Miền Bắc sinh sống trong hòa bình, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ngày càng trở nên ác liệt, giao thông vận tải càng chiếm vị trí và ý nghĩa quan trọng góp phần cho chiến thắng. Miền Bắc chi viện sức người và của ngày càng nhiều cho tiền tuyến vì thế cần phải có quy định cho các xe lên đường ra tiển tuyến được hiệu quả, an toàn một cách tối đa; ngày 11/01/1968 Hội đồng chính phủ đã ban hành Quyết định số: 10/CP quy định về điều lệnh kỷ luật an toàn giao thông thời chiến.

Đế quốc Mỹ âm mưu chiến tranh phá hoại mở rộng, đối phó lại âm mưu đó chúng ta xác định giao thông vận tải thời chiến là là công tác trung tâm đột xuất của toàn Đảng toàn dân ngày 16 tháng 9 năm 1968 Hội đổng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị SỐ:141/CP quy định về việc tãng cường biện pháp bảo

đảm giao thông vận tải và trật tự an toàn giao thông thời chiến mục đích là bảo đảm cho giao thông được thông suốt trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh.

Ngày 23/10/1968 Hội đồng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số: 161/CP quy định về việc tăng cường công tác giáo dục và quản lý lái xe, lái tàu, lái thuyẻn.

Ngày 25/7/1972 Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị số: 214/TTg về việc tăng cường chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn giao thông vận tải đường ô tô trong tình hình mới bảo đảm cho giao thông được thông suốt để phục vụ cho kháng chiến.

Ngày7/8/1972 Thủ Tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số: 225/NĐ- CP quy định về công tác trật tự an toàn giao thông vượt sông Hồng và sông Đuống trong mùa mưa lũ.

Sau khi giải phóng đất nước năm 1975 chúng ta đi vào công cuộc kiến thiết và xây dựng đất nước; tập trung sửa chữa những con đường đã bị chiến tranh cày phá, bên cạnh đó còn mở mang xây dựng mới những con đường khác vì vậy ngày 3/6/1975 Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ra Quyết định số: 1329/QĐ ban hành quy tắc đảm bảo an toàn giao thông khi thi công trên đường ô tô nhằm đảm bảo cho sự an toàn và thông suốt của người và xe khi qua lại trên các tuyến đường đang thi công hoặc sửa chữa.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý và đạo đức trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ (Trang 72 - 74)