Thực trạng đạo đức của người tham gia giao thông.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý và đạo đức trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ (Trang 92 - 94)

- Thẩm quyền xử phạt của thanh tra giao thông đường bộ:

2.2.1.Thực trạng đạo đức của người tham gia giao thông.

Thực trạng chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông tại Tỉnh

2.2.1.Thực trạng đạo đức của người tham gia giao thông.

Nhìn chung trong thời gian qua (kể từ khi có luật giao thông đường bộ ra đời) chúng ta đã ý thức được tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy định trong lĩnh vực TTATGTĐB không chỉ là bảo vệ quyền lợi của mình mà còn

bảo vệ quyén và lợi ích của những người khác, của cộng đồng, xã hội; quan trọng hơn đó chính là biểu hiện của phẩm chất đạo đức- nhân cách của bản thân mình. Đại bô phận người tham gia giao thông đã ý thức sâu sắc được điều đó, tuân thủ các quy định vé TTATGTĐB một cách nghiêm túc, tự nguyện; thậm chí có rất nhiều những tấm gương sáng đã giành không ít thời gian và công sức để làm đèn tín hiệu khi tàu sắp đi qua (vì ở đây chưa có đèn và rào chắn) để giữ được an toàn tính mạng cho đồng loại mặc dù đây là việc làm hoàn toàn tự nguyện không hề được trả thù lao trong khi hoàn cảnh của họ lại đang gặp nhiều khó khăn trong việc mưu sinh. Bên cạnh đó có không ít cá nhân có mục đích sống trái ngược, sống bất cần, thỏa mãn vui thú cá nhân, thỏa mãn việc thu lợi nhuận mà không cần quan tâm đến dư luận xã hội, quyền lợi của người xung quanh.

- Lứa tuổi thanh niên hiện nay tình trạng VPPL đang diễn ra một cách nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống. Đây là bộ phận năng động nhất của xã hội, luôn thể hiện những phẩm chất mang tính đặc trưng như năng lực. trí tuệ dồi dào, ý chí, cảm xúc mãnh liệt trước cuộc sống. Nhưng lại cũng thường gắn với sự bồng bột, thiếu chín chắn trong nhìn nhận cách đánh giá sự kiện và dễ bị ngả theo những luồng thông tin thiếu chính xác, thậm chí có một bộ phận phát triển nhận thức theo hướng ngược lại của trào lưu chân chính của xã hội; Việc suy thoái đạo đức trong tầng lớp thanh niên gắn liền với suy thoái đạo đức của một bộ phận xã hội. Đối với lĩnh vực TTATGTĐB hiện nay đang có không ít những hiện tượng tiêu cực xảy ra như: nhiéu thanh niên chỉ mải say sưa trên đường đua tốc độ mà quên đi sự nguy hiểm của tính mạng sẵn sàng bị tử thần cướp đi bất kỳ lúc nào, nhưng không chỉ dừng lại ở đó tính mạng của những người xung quanh khó được bảo đảm. Có rất nhiều học sinh chưa đủ tuổi để điều khiển xe mô tô, xe máy phân khối lớn nhưng vẫn ngang nhiên đi đến trường học mặc dù biết rõ hành vi của mình là sai phạm, tình trạng học sinh, sinh viên phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng, gây tai

nạn rồi bỏ chạy để mặc nạn nhân không còn ỉà hiện tượng lạ nữa mà diễn ra rất phổ biến.

- Đối với những người tham gia giao thông ở lứa tuổi còn lại họ có đủ nghề, nhưng nhìn chung tình trạng đạo đức bị xuống cấp, suy thoái vì đây chù yếu là lứa tuổi đã phải tự mưu sinh bằng chính sức lao động của mình, nhiều trường hợp còn sinh sống, làm giàu bằng chính việc khai thác, sử dụng phương tiện giao thông.

+ Đối với đội ngũ lái xe chở khách, đây là nghề yêu cầu đạo đức nghề nghiệp rất cao vì nó liên quan đến tính mạng của rất nhiều người, nhưng một bộ phận không nhỏ lái xe, chủ xe chỉ vì mục đích lợi nhuận họ sẵn sàng VPPLvề TTATGTĐB để mưu lợi cá nhân, không quan tâm đến viộc đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản cho hành khách; dư luận xã hội đã lên án gay gắt những hành vi VPPL và vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực đạo đức chẳng hạn như: họ sẩn sàng buộc hành khách lên mui xe, xếp hành khách vào khoang chứa hàng để có thể qua được mặt lực lượng Cảnh Sát giao thông. Còn tình trạng vi phạm pháp luật TTATGTĐB như phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, đi vào đường một chiều để thỏa mãn mục đích cá nhân trở thành hành vi quá quen thuộc đối với bộ phận không nhỏ người tham gia giao thông.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý và đạo đức trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ (Trang 92 - 94)