Chất hữu cơ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hình thành và phát tán Hydrosunfua từ sông Tô Lịch (Trang 45 - 46)

Các  nghiên  cứu  trước  đây  chỉ  ra  rằng  sự  gia  tăng  của  lớp bùn trong HTTN thải  là  nơi  xảy  ra  các  quá  trình  sinh  học  và  hình  thành  nên  sunfua trong đường  ống   HTTN  thải. Lớp  bùn  này  có  bản  chất  như  là  một  màng  sinh  học,  và  sự  gia  tăng  của   chúng trong HTTN thải  là  môi  trường  thích  hợp  cho các VSV có  thể  phân  hủy  các   CHC hình thành nên sunfua.  Với  một  nguồn  cung  cấp  đầy  đủ  các  CHC cũng  như   CHC có  chứa  lưu  huỳnh  có  sẵn  trong  lớp  bùn,  và  điều  kiện  môi  trường  yếm  khí  sẽ   làm  gia  tăng  mức  độ  hình  thành  sunfua trong HTTN [29, 125].

Hầu hết  các  phương  trình  thực nghiệm dự báo  lượng sunfua hình thành trong HTTN thải  đều  có  xét  đến ảnh  hưởng của CHC.  Các  phương  trình  dự báo thường sử dụng các thông số BOD5 hoặc COD như  là nhữngthông số biểu thị sự tương  quan   với lượng CHC dễ phân hủy sinh học hoặc CHC  “tổng số”, mặc dù một số nghiên cứu  đã  chỉ ra rằng các VSV tiêu thụ CHC hòa tan [69, 139, 171].

1.4.2.4. pH

Giá  trị  pH  có  ảnh  hưởng  lớn   đến  sự  hình thành sunfua.  Bằng  cách   so  sánh   thời   gian   cần   thiết   để   đạt   được   cùng   một   nồng   độ  sunfua ở   giá   trị   pH   trung   bình   khác nhau, Pomeroy và Bowlus (1946) tính toán và mô  tả trong hình 1.12. Giá  trị   pH tối  ưu  cho quá trình hình thành khí H2S trong  khoảng  pH  từ  7,5  ÷  8,0,  khoảng   pH này gần  mức  pH trung  bình  của  nước  thải  trong  hầu  hết  các  HTTN [70, 125].

Hình 1.12. Quan  hệ  giữa  pH  và  tốc  độ  hình  thành  sunfua

42

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hình thành và phát tán Hydrosunfua từ sông Tô Lịch (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)