Kênh thoát nước cấ p

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hình thành và phát tán Hydrosunfua từ sông Tô Lịch (Trang 60)

HTTN khu vực trung tâm TPHN bao gồm bốn con sông nằm  trong  lưu  vực sông Tô Lịch, đóng  vai  trò  như  là  hệ thống  kênh  thoát  nước thải cấp I trong HTTN thải trung tâm TPHN.   Nước tiêu thoát từ lưu  vực sông Tô Lịch cũng  được tái sử dụng một phần  như là nguồn  nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và nuôi cá ở khu vực phía Nam của TPHN [15].

Sông Tô Lịch: Sông Tô Lịch bắt nguồn từ cống  Phan  Đình  Phùng  (quận Ba Đình),  chảy qua mương   Thụy Khuê và chạy dọc   đường Thụy Khuê về phía chợ Bưởi, cắt   ngang   qua   đường Lạc Long Quân rồi tới   đường Hoàng Quốc Việt. Bắt đầu từ điểm Hoàng Quốc Việt, trên bản   đồ TPHN, được   coi   là   điểm lộ diện của sông Tô Lịch, chiều rộng của sông tại  đây  là  khoảng 30 m, mực nước sông ở mức cao có thể đạt tới 3 m. Tiếp theo, sông chạy dọc  đường  Bưởi tới Cầu Giấy, rồi sau đó  chạy dọc  theo  đường Láng, ngang  qua  điểm giao với  đường Trần  Duy  Hưng  cho tới  điểm cắt  ngang  đường Nguyễn Trãi tại vị trí  Ngã  Tư  Sở.  Đoạn sông ở khu vực này có chiều rộng  dao  động trong khoảng 30 m ÷ 40 m, chiều sâu từ 3 m ÷ 4 m. Sau đó  sông  tiếp tục chạy dọc  đường  Kim  Giang,  Đại Kim, Thịnh Liệt đi  qua  các  điểm Cầu  Khương  Đình,  Cầu Lủ, Cầu Dậu về phía Nam thành phố. Tới khu vực Nhà máy

57

Sơn  Hà  Nội, sông Tô Lịch rẽ nhánh. Nhánh thứ nhất chảy  sang  hướng  Đông  đổ về phía hồ Yên Sở, nhánh thứ 2 chảy  xuôi  theo  hướng Nam qua Đập Thanh Liệt và  đổ vào sông Nhuệ [15].

Đối với nhánh sông Tô Lịch chảy về phía hồ Yên Sở, sông chảy  qua  địa phận của xã Thịnh Liệt, phường Hoàng Liệt, xã Tam Hiệp. Tại khu vực  thôn  Yên  Ngưu, xã Tam Hiệp, sông lại tiếp tục rẽ thành 2 nhánh, một nhánh chạy tiếp về hướng Đông  đổ vào hồ Yên Sở, nhánh còn lại chạy  theo  hướng  Nam  qua  địa phận các xã Tứ Hiệp,  Vĩnh  Quỳnh,  Ngũ  Hiệp (huyện Thanh Trì) và cuối  cùng  cũng  đổ vào sông Nhuệ.

Khu vực  thượng lưu  của sông Tô Lịch (từ Hoàng Quốc Việt đến Ngã  Tư  Sở) tiếp nhận  nước thải từ các khu vực quận  Ba  Đình,  quận Cầu Giấy, quận  Đống  Đa,   quận Thanh Xuân, một phần quận  Hai  Bà  Trưng.  Khu  vực hạ lưu  (từ Ngã  Tư  Sở đến Đập Thanh Liệt) tiếp nhận  nước thải của quận Hoàng Mai và các xã Thịnh Liệt, Tam Hiệp, Tứ Hiệp,  Vĩnh  Quỳnh,  Đông  Mỹ (huyện Thanh Trì).

Nguồn  nước cấp chủ yếu cho hệ thống sông Tô Lịch  là  nước  mưa, NTSH, và NTSX. Dọc theo sông Tô Lịch có rất nhiều cống xả nước thải vào sông với   lưu   lượng khác nhau. Chế độ thủy  văn  của sông Tô Lịch rất phức tạp,  mùa  mưa,  dòng   chảy biến  động mạnh mẽ theo thời  gian  và  không  gian.  Khi  có  mưa  mực  nước sông dâng lên rất  nhanh,  nước chảy  tràn  trên  các  đường phố, ngõ xóm. Nước tập trung chảy vào các hệ thống cống,  kênh  mương  và  xả vào sông Tô Lịch. Khi mực  nước tại Đập Thanh Liệt nhỏ hơn  3,5 m,  nước từ sông Tô Lịch sẽ thoát qua Đập Thanh Liệt chảy vào sông Nhuệ. Khi mực  nước lớn  hơn  3,5 m, Đập Thanh Liệt đóng  lại, nước bị ứ đọng hoặc dồn  ngược chảy về phía hồ Yên Sở. Tại khu vực hồ Yên Sở, hệ thống   bơm   chủ động   bơm   nước thẳng ra sông Hồng,   tiêu   thoát   nước cho khu trung tâm TPHN.  Như  vậy  đoạn sông Tô Lịch từ vị trí  ngã  ba  Nhà  máy  Sơn  Hà  Nội cho tới vị trí tiếp giáp với hồ Yên Sở (đoạn cuối của  sông  Sét  và  sông  Kim  Ngưu),   có chế độ thủy  văn  hai  chiều. Tuy nhiên từ khi có trạm  bơm  Yên  Sở, phần lớn dòng chảy  đoạn  này  theo  hướng  Đông  về phía hồ Yên Sở [15].

58

Từ cuối những  năm  1990,  sông Tô Lịch bắt  đầu  được nạo  vét  đáy  sông,  kè   bờ,  để làm sạch và chống lấn chiếm. Giai  đoạn từ năm  2009  đến nay, sông Tô Lịch và các sông Lừ,  sông  Sét,  và  sông  Kim  Ngưu  đều  được nạo vét, nhất là trong dịp chuẩn bị kỷ niệm  1.000  năm  Thăng  Long.  Quá trình xây dựng thành phố đã cống hóa một  đoạn sông khá dài của sông Tô Lịch, khiến trên bản  đồ điểm lộ diện của sông Tô Lịch bắt  đầu từ Hoàng Quốc Việt và sông trở thành giống  như  dòng  sông cụt và từ nhiều  năm  nay  nó  chỉ có  vai  trò  như  kênh  thoát  nước cấp I của HTTN thải khu vực trung tâm TPHN.

Sông  Kim  Ngưu:  Sông  Kim  Ngưu  cũng  giống  như  sông  Tô  Lịch  đảm nhận vai  trò  kênh  thoát  nước cấp I cho HTTN thải khu vực trung tâm TPHN. Sông Kim Ngưu  được bắt  đầu từ cống  Lò  Đúc,  dài  khoảng 12,2 km, chiều rộng trung bình 25 m  đến 30 m, độ sâu từ 2 m  đến 4 m. Lưu  vực thoát nước của sông  Kim  Ngưu  bao gồm diện tích của các quận Hoàn Kiếm,  Hai  Bà  Trưng  và  toàn  bộ lượng  nước khu vực Quỳnh   Lôi,   Mai   Hương,   Vĩnh   Tuy,  và một phần huyện Thanh Trì, dọc sông Kim  Ngưu  có  14  cửa xả chính. Nước  sông  Kim  Ngưu  cũng  đã  bị ô nhiễm do việc xả nước thải vào sông [15].

Sông Sét: Sông Sét hiện  nay  được tính từ mương  Trần Khát Chân chảy qua Đại học Bách Khoa, đến cầu  Đại La thì nhập vào sông  Kim  Ngưu  ở Giáp Nhị. Một nhánh khác xuất phát từ cống Nam Khang nhận   nước thải từ khu vực Trần Bình Trọng – Quang Trung chảy qua hồ Thiền Quang, Bảy Mẫu nhập vào nhánh chính ở Đại học  Bách  Khoa.  Sông  Sét  dài  hơn  3,6  km,  chiều rộng trung bình từ 10 m đến 30 m, bắt nguồn từ hồ Bảy Mẫu trong công viên Thống Nhất (quận   Hai   Bà   Trưng),   chảy  theo  hướng từ Bắc xuống Nam  và  đổ vào hồ Yên Sở (quận Hoàng Mai). Khi đi  qua  Giáp  Bát,  nó  nhận thêm nước từ một  phân  lưu  của sông Lừ chảy từ Phương   Liên sang [15].

Sông Sét suốt nhiều  năm  bị bùn bồi lắng và bị các công trình xây dựng lấn bờ, nên bề rộng  và  độ sâu của  sông  đã  giảm  đáng  kể nhiều  nơi,  có  nơi  sông chỉ rộng chừng 5 m,  độ sâu trung bình của sông chỉ hơn  1 m. Từ đầu  năm  2003,  sông  Sét   được nạo vét và cống hóa với sự hỗ trợ của Nhật Bản (1997 - 2005) [15].

59

Sông Lừ: Sông Lừ dài khoảng 10 km, rộng từ 10 m ÷ 20 m, bắt  đầu từ cống Trịnh  Hoài  Đức qua hồ Đống  Đa,  Trung  Tự,  Linh  Đàm  và  nhập vào sông Tô Lịch ở Định Công. Sông chảy   qua   địa bàn một số phường thuộc quận   Đống   Đa.   Đến Phương  Liên,  sông  Lừ chia làm hai, một nhánh rẽ sang  phía  Đông  tới Giáp Bát và hợp lưu  với sông Sét, nhánh còn lại chảy tiếp về phía  Nam  qua  Định Công và hợp lưu  với sông Tô Lịch tại phía Bắc  khu  đô  thị Linh  Đàm. Khi thực hiện dự án cải tạo HTTN thải TPHN từ 1998  đến nay, sông Lừ đã được nắn dòng cho phần lớn  lượng nước sông Lừ đổ vào sông Sét rồi vào hồ điều hòa Yên Sở.

Trạm   bơm   Yên   Sở: Trạm   bơm  Yên Sở được xây dựng với công suất giai đoạn 1 là 45 m3/s, kênh dẫn vào là 1,2 km, kết nối các hồ là 1,9 km, kênh dẫn 1,6 km. Giai  đoạn 2 nâng công suất của trạm  bơm  Yên  Sở là 90 m3/s  (năm  2010)  [15].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hình thành và phát tán Hydrosunfua từ sông Tô Lịch (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)