Quan hệ giữa hàm lượng sunfua và Eh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hình thành và phát tán Hydrosunfua từ sông Tô Lịch (Trang 101)

5 Nts 10TCN 377-99: Ntổng số – Phương pháp Kjeldahl

3.4.1. Quan hệ giữa hàm lượng sunfua và Eh

Các giá trị Eh quan trắc của tầng  nước mặt  đều nằm  trong  ngưỡng thích hợp để hình thành sunfua, tuy nhiên do ảnh  hưởng pha loãng của  nước   mưa   nên   hàm   lượng  sunfua  trong  nước tầng mặt  vào  mùa  mưa  nhỏ hơn  nhiều so với mùa khô. Giá trị trung bình của  sunfua  trong  nước tầng mặt của sông Tô Lịch vào mùa khô là 1,08 mmol/L, giá trị tương  ứng  vào  mùa  mưa  là  0,23  mmol/L  (Bảng 3.12. Hình 3.21).

Hình 3.21. Diễn  biến  hàm  lượng  sunfua  và  Eh trong  nước  tầng  mặt   trên  sông  Tô  Lịch

98

Bảng 3.12. Giá trị Eh và  sunfua  trong  nước tầng mặt trên sông Tô Lịch

Thông  số Sunfua (mmol/L) Eh (mV)

Mùa  mưa  2012 Mùa khô 2013 Mùa  mưa  2012 Mùa khô 2013

Số  mẫu 8 8 8 8

Giá  trị  nhỏ  nhất 0,14 0,81 -232 -226

Giá  trị  lớn  nhất 0,30 1,47 -216 -214

Giá  trị  trung  bình 0,23 1,08 -222,5 -219,3

Độ  lệch  chuẩn 0,07 0,24 5,4 3,7

Giá trị Eh trong  nước tầng mặt trên sông Tô Lịch bị chi phối bởi yếu tố tỷ lệ tiêu  thoát  nước  mưa  và  nước thải bổ sung vào sông Tô Lịch theo mùa (Hình 3.10 và Hình 3.11). Thêm  vào  đó  do   ảnh  hưởng pha loãng của  nước   mưa,  nên   không  thể hiện mối quan hệ giữa Eh và   hàm   lượng   sunfua   trong   mùa   mưa,   hệ số R2 chỉ là 0,09.  Trong  khi  đó  vào  mùa  khô  thể hiện mối quan hệ tuyến tính giữa Eh và hàm lượng sunfua với hệ số R2 = 0,60 (Hình 3.22).

Các nghiên cứu  trước   đây  đã   chỉ rõ,  Eh  là  điều kiện cần thiết  để quá trình hình thành sunfua xảy ra trong HTTN thải [33, 70, 142]. Mặc dù giá trị Eh của  nước tầng mặt trên sông Tô Lịch đều nằm trong vùng thích hợp  để hình thành sunfua với số lượng lớn, với giá trị Eh  dao  động từ -250  mV  đến – 200 mV (Hình 3.14), nhưng   sự dao  động của  Eh  cũng  có  ảnh  hưởng  đến  lượng  sunfua  có  trong  nước tầng mặt. Sơ  bộ có thể kết luận vào mùa khô, khi Eh giảm  đến giá trị khoảng -225 mV thì hàm  lượng  sunfua  tăng,  và  khi  Eh  tiếp tục giảm thì  hàm  lượng sunfua có  xu  hướng giảm  đi.  Đối với  mùa  mưa,  khi  Eh  giảm  đến -225  mV  thì  lượng  sunfua  trong  nước mặt có dấu hiệu tăng  lên  và  đạt giá trị cao nhất trong khoảng Eh từ -225  mV  đến - 220 mV, khi Eh tiếp tục giảm  thì  lượng  sunfua  cũng  có  dấu hiệu giảm (Hình 3.21). Như  vậy khoảng Eh thuận lợi  để sunfua hình thành số lượng lớn  trong  nước sông Tô Lịch là từ -250  mV  đến -200 mV (Hình 3.14).  Trong  đó,  giá trị Eh phù hợp nhất   để sunfua hình thành lớn nhất   được dự báo nằm trong khoảng   Eh   dao   động xung quanh giá trị từ -225 mV. Ở khoảng giá trị Eh lớn  hơn  -225 mV, khi Eh giảm

99

thì  lượng  sunfua  trong  nước mặt sông Tô Lịch  có  xu  hướng  tăng  lên. Ngược lại ở khoảng giá trị Eh thấp   hơn  -225 mV, khi Eh giảm lượng   sunfua   trong   nước mặt sông Tô Lịch  có  xu  hướng giảm  đi.  Điều  này  cũng  phù  hợp với việc không thể hiện mối quan hệ tuyến tính chặt chẽ giữa Eh và  hàm  lượng sunfua nước sông Tô Lịch (Hình 3.22).

Hình 3.22. Quan  hệ  giữa  Eh và  hàm  lượng  sunfua  của  nướctầng  mặt  trên  sông  

Tô  Lịch  trong  mùa  mưa (a) và mùa khô (b)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hình thành và phát tán Hydrosunfua từ sông Tô Lịch (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)