5 Nts 10TCN 377-99: Ntổng số – Phương pháp Kjeldahl
3.8.1. Cơ sở khoa học
Nghiên cứu trước đây của UBND TPHN (2005) đã đề xuất việc áp dụng biện pháp sục khí cưỡng bức để xử lý ô nhiễm cho một số hồ ở nội thành TPHN. Tuy nhiên vào thời điểm trước đây, việc áp dụng biện pháp sục khí cưỡng bức để xử lý nước ô nhiễm tại các hồ không được áp dụng là do chưa đủ cơ sở khoa học để áp dụng vào thực tế [15].
Một số nghiên cứu trước đây đã áp dụng giá trị Eh như là thông số chỉ thị để kiểm soát ô nhiễm liên quan đến sunfua từ các nguồn thủy vực bị ô nhiễm [45, 79, 164], hoặc sử dụng không khí nạp thêm vào để nâng cao hàm lượng ô xy hòa tan nhằm kiểm soát ô nhiễm CHC và H2S từ HTTN thải và các thủy vực bị ô nhiễm [28, 41, 138].
Qua việc khảo sát đánh giá về ô nhiễm H2S từ nước trên sông Tô Lịch và kế thừa các nghiên cứu trong nước và trên thế giới, luận án kiến nghị sử dụng biện pháp sục khí cưỡng bức để kiểm soát giá trị Eh nhằm giảm thiểu khả năng hình thành sunfua và giảm thiểu ô nhiễm H2S từ nước sông Tô Lịch. Việc áp dụng các biện pháp sục khí cưỡng bức nhằm cung cấp thêm ô xy từ không khí để giảm thiểu ô nhiễm H2S từ nước sông Tô Lịch dựa trên các luận cứ khoa học bao gồm:
x Đối với sông Tô Lịch, môi trường xẩy ra quá trình hình thành sunfua chủ yếu là lớp nước tầng mặt. Khả năng hình thành sunfua và phát thải khí H2S phụ thuộc vào các yếu tố chính bao gồm hàm lượng CHC (BOD5), SO42-, Nts và các yếu tố môi trường khác như nhiệt độ, pH, Eh. Trong đó thải lượng BOD5 từ nguồn trầm tích nhỏ hơn nhiều so với thải lượng BOD5 trong nước sông. Hệ số trầm tích (KD) của thông số BOD5 chỉ là 0,09 (Bảng 3.5);
x Các thông số như BOD5 và Eh có mối liên quan chặt chẽ với hàm lượng ô xy có trong nước. Quá trình hình thành sunfua chỉ xảy ra ở môi trường khử với khoảng giá trị từ -50 mV đến -300 mV, và hàm lượng ô xy hòa tan trong nước nhỏ hơn 1 mgO2/L [70, 142, 153]. Khả năng hình thành sunfua trong
126
nước thải giảm mạnh khi hàm lượng ô xy hòa tan tăng lên do chỉ một số ít loài VSV thuộc nhóm SRB có khả năng tồn tại trong môi trường có ô xy hòa tan, đa số các loài VSV thuộc nhóm SRB bị ức chế và không tồn tại trong môi trường có ô xy hòa tan (Hình 3.35) [22, 77,110, 113];
x Đối với nước sông Tô Lịch ngưỡng thích hợp về Eh cho sự hình thành sunfua và sinh khí H2S với số lượng lớn nằm trong khoảng giá trị từ -200 mV đến -250 mV (Hình 3.14), do vậy việc nâng cao giá trị Eh của nước sông vượt qua giới hạn này cũng có khả năng để giảm thiểu sự hình thành sunfua và sinh khí H2S. Hàm lượng ô xy hòa tan rất thấp, hầu hết các mẫu quan trắc tại các thời điểm đều có giá trị DO < 1 mgO2/L (Hình 3.34);
x Việc nâng cao hàm lượng ô xy trong nước sông cũng sẽ làm giảm độ thiếu hụt về nhu cầu ô xy sinh hóa (BOD5), vì vậy cũng sẽ làm giảm lượng CHC và giảm thiểu khả năng hình thành sunfua và sinh khí H2S.