Mô hình cơ sở Gauss

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hình thành và phát tán Hydrosunfua từ sông Tô Lịch (Trang 73 - 74)

5 Nts 10TCN 377-99: Ntổng số – Phương pháp Kjeldahl

2.2.7.1. Mô hình cơ sở Gauss

Mô hình cơ  sở Gauss (Pasquill-Gifford)  là  mô  hình  thường  dùng  để tính toán cho nguồn  điểm cao, nóng. Tuy nhiên việc hiệu chỉnh mô hình này có thể được áp dụng  để tính toán cho nguồn  đường có chiều dài giới hạn khi xem mỗi  điểm của nguồn  đường  như  một nguồn  điểm [2, 95].

Đối với nguồn  đường hữu hạn (Line source of infite length) có chiều dài xác định là Y, giá trị He được tính bằng 0 (nguồn lạnh), thải  lượng của chất ô nhiễm Ql với  đơn  vị tính phát thải theo chiều dài và thời  gian,  khi  đó  nồng  độ tại khoảng cách

x từ nguồn và khoảng cách y từ điểm giữa của nguồn  đường (tại vị trí Y/2)  được xác

định bằng công thức 2.8 [134].

𝐶( , , ) =   exp  (− ) ∫ // exp  (− )𝜕 (2.8)

Nguồn: Smith, 1993 [134]. Đối với nguồn  đường  được quan niệm rằng giá trị khuếch tán ngang ϭy từ một   điểm   nào   đó   của nguồn   đường   được bù lại bởi khuếch tán ngang theo chiều ngược lại của  các  điểm lân cận, vì vậy có thể bỏ qua giá trị ϭy [2, 95]. Khi  đó  nồng

độ chất ô nhiễm trên mặt   đất dọc theo trục gió thổi vuông góc với nguồn   đường được  xác  định theo công thức 2.9 [2]:

𝐶( ) = exp  [− ] ∫ 𝑒 𝜕 (mg/m3) (2.9) Nguồn: Trần Ngọc Chấn, 2002 [2].

70

Trong  đó  P1 = y1/ϭy và P1 = y1/ϭy; ở đây,  các  giá  trị y1 vày2 là tọa  độ theo trục y (trục nguồn) của   2   đầu mút của nguồn mà y1 có trị số âm và y2 có trị số dương.  Khi  trục  gió  đi  qua  điểm giữa của nguồn  đường  có  độ dài là Y thì giá trị y1 =

- Y/2 và y1 = + Y/2. Ứng với mỗi trị số x sẽ tra  được các giá trị ϭy, và ϭz tương  ứng và các cận P1, P2 cũng  xác  định  được, từ đó  có  thể tính  được giá trị Cl(x).

Tuy nhiên việc áp dụng  mô  hình  Gauss  cơ  sở để tính toán cho nguồn  đường không phải từ các nguồn ô nhiễm công nghiệp có nhiều  điểm  khó  khăn,  nhất  là  đối với các nguồn ô nhiễm khí, mùi từ hoạt  động sản xuất nông nghiệp, xử lý  nước thải ...  Smith  (1993)  đã  tổng kết  các  khó  khăn  trong  việc áp dụng mô hình Gauss bao gồm [134]:

x Độ cao phát thải thấp;

x Không có vệt nâng của dòng khí thải (no plume rise), tỷ trọng của dòng khí nhỏ do không có sự chênh lệch nhiều về nhiệt  độ của dòng thải với nhiệt  độ môi  trường;

x Nguồn trải dài, hoặc có phạm vi rộng; x Vùng nhận phát thải gần với nguồn thải; x Khó  xác  định chính xác tỷ lệ phát thải;

x Tỷ lệ phát thải biến  động theo không gian và thời gian; x Cường  độ phát thải thấp.

Do vậy khi áp dụng mô hình Gauss cho nguồn  đường, lạnh thì cần phải có sự hiệu chỉnh và kiểm  định  mô  hình.  Thông  thường sự hiệu chỉnh liên  quan  đến các hệ số tính toán khuếch tán theo trục tọa  độ và  độ ổn  định của khí quyển [134, 135].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hình thành và phát tán Hydrosunfua từ sông Tô Lịch (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)