Quan hệ giữa hàm lượng sunfua và DO

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hình thành và phát tán Hydrosunfua từ sông Tô Lịch (Trang 113 - 116)

5 Nts 10TCN 377-99: Ntổng số – Phương pháp Kjeldahl

3.4.8. Quan hệ giữa hàm lượng sunfua và DO

Giá trị DO  trong  nước sông Tô Lịch rất thấp, ngay cả vào  mùa  mưa  khi  có   ảnh  hưởng của  nước  mưa,  dòng  chảy mạnh  hơn  cũng  chỉ dao  động ở mức từ 0,16

110

đến 0,96 mgO2/L. Giá trị trung bình DO quan trắc  trong  mùa  mưa  là  0,62  ±  0,22   mgO2/L. Thời  điểm mùa khô, giá trị DO  có  xu  hướng thấp, dao  động trong khoảng từ 0,12  đến 0,52 mgO2/L, giá trị trung bình là 0,31 ± 0,12 mgO2/L (Bảng 3.19).

Bảng 3.19. Quan hệ giữa sunfua và DO

Thông  số

Mùa  mưa Mùa khô

Sunfua (mmol/L) DO (mgO2/L) Sunfua (mmol/L) DO (mgO2/L) Số  mẫu 16 16 16 16 Giá  trị  nhỏ  nhất 0,264 0,16 0,786 0,12 Giá  trị  lớn  nhất 0,817 0,96 1,474 0,52 Giá  trị  trung  bình 0,467 0,62 0,970 0,31 Độ  lệch  chuẩn 0,21 0,22 0,20 0,12

Giá trị DO  có  xu  hướng giảm dần từ thượng  lưu  về hạ lưu,  tuy  nhiên  về phía hạ lưu  thì  lại có dấu hiệu phục hồi, nhưng  mức  độ không nhiều. Giá trị DO vào mùa mưa  thể hiện xu thế cao  hơn  so  với  mùa  khô,  nhưng  vẫn ở khoảng giá trị thấp  hơn  1   mgO2/L là khoảng giá trị mà các nghiên cứu  trước  đây  [33,  70, 110, 142, 153]  đã   chỉ ra  là  ngưỡng DO thích hợp  để SRB hình thành sunfua trong HTTN (Hình 3.33).

111

Giá trị DO  trong  nước sông Tô Lịch nằm trong phạm  vi  ngưỡng thích hợp  để SRB  hình  thành  sunfua  trong  nước sông. Mặc dù quan hệ giữa  DO  và  lượng sunfua hình thành thể hiện mối quan hệ không chặt  (Hình  3.34),  nhưng  cũng  thể hiện  được xu thế của mối quan hệ khi DO giảm  thì  lượng sunfua hình thành càng nhiều với hệ số R2 là  0,31,  và  có  xu  hướng  tương  tự với mối quan hệ giữa khả năng  hình thành sunfua với DO (Hình 3.35) theo nghiên cứu   trước   đây   của Niels và nnk (1995)

[110].

Hình 3.34. Quan  hệ  hàm  lượng  sunfua  và  DOtrên  sông  Tô  Lịch  (n=32)

Hình 3.35.  Quan  hệ  giữa  khả  năng  hình  thành  sunfua  và  DO

112

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hình thành và phát tán Hydrosunfua từ sông Tô Lịch (Trang 113 - 116)