5 Nts 10TCN 377-99: Ntổng số – Phương pháp Kjeldahl
3.4.7. Quan hệ giữa hàm lượng sunfua và nhiệt độ
108
từ 15 0C đến 38 0C [27, 125].Nhiệt độ nước trên sông Tô Lịch tại các thời điểm lấy mẫu vào mùa khô và mùa mưa đều nằm trong dải phạm vi phù hợp với ngưỡng nhiệt độ cho VSV thuộc nhóm SRB phát triển. Về mùa khô nhiệt độ trung bình của các mẫu quan trắc là 30,21 ± 1,4 0C, và mùa mưa giá trị tương ứng là 24,09 ± 0,56 0C. Nhiệt độ trung bình vào mùa mưa có giá trị cao hơn so với mùa khô, tuy nhiên hàm lượng sunfua lại thấp hơn so với mùa khô. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng pha loãng và rửa trôi của nước mưa trong mùa mưa (Bảng 3.18).
Hình 3.30. Quan hệ sunfua, COD và BOD5 trên sông Tô Lịch mùa mưa
109
Bảng 3.18. Hàm lượng sunfua và nhiệt độtrong nước sông Tô Lịch
Thông số
Mùa mưa Mùa khô
Sunfua (mmol/L) T (0C) Sunfua (mmol/L) T (0C)
Số mẫu 16 16 16 16
Giá trị nhỏ nhất 0,26 27,80 0,79 23,20 Giá trị lớn nhất 0,82 32,50 1,47 25,10 Giá trị trung bình 0,47 30,21 0,97 24,09
Độ lệch chuẩn 0,21 1,40 0,20 0,56
Động thái của hàm lượng sunfua và nhiệt độ trong từng mùa có thể hiện xu hướng khi nhiệt độ tăng thì hàm lượng sunfua tăng trong đoạn sông thượng lưu từ Hoàng Quốc Việt đến Ngã Tư Sở, tuy nhiện đoạn hạ lưu từ Cầu Khương Đình đến Đập Thanh Liệt thì không thể hiện xu thế này, nguyên nhân có thể là do giá trị Eh tại khu vực này không nằm trong vùng thuận lợi để VSV nhóm SRB hình thành sunfua với số lượng lớn (Hình 3.32).
Hình 3.32. Quan hệ sunfua và nhiệt độ trong nước tầng mặt trên sông Tô Lịch