Ăn mòn kim loại và vật liệu sơn trong không khí có H2S

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hình thành và phát tán Hydrosunfua từ sông Tô Lịch (Trang 37 - 38)

Trong không khí, sự có mặt của H2S có thể là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp kích thích sự ăn  mòn  của các vật liệu kim loại  và  sơn  phủ bề mặt có gốc kim loại [165]. Tổng  lượng thời  gian  mưa  cũng  như  thời gian nắng và nồng  độ của H2S có thể kích thích sự ăn  mòn  khí quyển  ban  đầu của thép cacbon [38].

Các kim loại  như  đồng, bạc dễ bị ăn  mòn  bởi H2S trong không khí. Vàng và hợp kim có sức kháng trở tốt   đối với  quá  trình  ăn   mòn  H2S trong không khí. Do vậy,  vàng  thường  được sử dụng thay thế bạc trong các tiếp  điểm  đối với các thiết bị sử dụng  trong  môi  trường  đặc biệt. Chỉ riêng chi phí thay thế các tiếp  điểm bạc bằng vàng  trong  năm  1963  được US EPA ước tính vào khoảng 14,2 triệu USD [150].

Theo nghiên cứu của Donalson Andy (2005), nồng   độ H2S ở khu vực châu Âu và miền  Nam  nước Mỹ chỉ dao  động trong khoảng  7  ppb,  nhưng  ở Thượng Hải nồng  độ H2S  đo  được trong không khí là khoảng 800 ppb, và trong khu công nghiệp (Souzhou) lên tới 1.500 ppb. Kim loại   đồng có thể bị ăn   mòn   trong   môi  

34

trường không khí với nồng  độ H2S là 1 ppb trong thời  gian  1  năm,  độ dầy của lớp màng sunfua đồng là khoảng 50 nm. Do vậy vấn  đề ăn  mòn  kim  loại trong không khí ở khu vực Châu Á trở thành vấn  đề quan ngại  đối với nhiều quốc gia [49].

Nghiên cứu về ảnh  hưởng của H2S trong công trình ngầm (tầu  điện ngầm, Pháp)  đến sự ăn  mòn  của kim loại cho thấy với nồng  độ H2S trong không khí từ 0,1 đến 0,5 ppb, nhiệt  độ từ 15 0C đến 27 0C,  độ ẩm từ 35 % đến 75 %, có tỷ lệ ăn  mòn   là từ 80 nm/ngày đến 270 nm/ngày. Quá  trình  ăn  mòn  của kim loại  đồng  được mô tả theo  các  phương  trình  1.11  đến 1.14 [146]:

4Cu ⇄ 4Cu+ + 4e- (1.11)

O2 + 2H2O + 4e- ⇄ 4OH- (1.12)

H2S + OH- ⇄ HS- + H2O (1.13)

4Cu+ + 2HS- + 2H2O ⇄ 2Cu2S + 2H3O+ (1.14) Nguồn: Tran và nnk, 2003 [146]. H2S có ảnh  hưởng  đến lớp  sơn  phủ bên ngoài và tùy vào ô xit kim loại  để tạo màu thì bị biến  đổi thành mầu  xám,  xám  đen  (đối với chất tạo  màu  sơn  có  gốc từ Chì, Thủy ngân, Coban, Thiếc)  hay  da  cam  (đối với  Cadimi)…  [150].

1.4. Quá trình hình thành sunfua và các yếu tố ảnh  hưởng  đến quá trình này trong HTTN thải

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hình thành và phát tán Hydrosunfua từ sông Tô Lịch (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)