Hiện trạng HTTN thải TPHN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hình thành và phát tán Hydrosunfua từ sông Tô Lịch (Trang 78)

5 Nts 10TCN 377-99: Ntổng số – Phương pháp Kjeldahl

3.1. Hiện trạng HTTN thải TPHN

Năm  2002,  ước  tính  lượng  nước thải khu vực trung tâm TPHN xả vào sông Tô Lịch là khoảng 290.000 m3/ngày,  đến  năm  2013  tăng  khoảng 1,3 lần đạt 382.000 m3/ngày. Tổng  lượng  nước thải của khu vực trung tâm TPHN xả vào hệ thống kênh thoát  nước cấp  I  năm  2002  là  429.000  m3/ngày,  đến  năm  2013  tăng  lên  khoảng 1,8 lần  đạt mức xấp xỉ 795.000 m3/ngày. Tổng  lưu  lượng  nước thải của khu vực trung tâm TPHN có mức  gia  tăng  của  cao  hơn  so  với  lượng  nước xả vào sông Tô Lịch là do khu vực  trung  tâm  TPHN  trong  giai  đoạn này mở rộng phát triển về phía Tây- Nam với việc mở rộng và nâng cấp quận Hoàng Mai không thuộc KTT vào sông Tô Lịch (Bảng 3.1).

Bảng 3.1. Lưu  lượng xảnước thải (m3/ngày) khu vực trung tâm TPHN

Năm Lưu  vực  và  KTT NTSH(†) NTXS(††) NTBV(†††) Cộng Nguồn

2002 KTT Tô  Lịch 290.000 [104] Trung tâm TPHN 429.000 [104] 2004 Trung tâm TPHN 450.000 [109] 2005 Trung tâm TPHN 187.780 261.060 9.160 458.000 [94] 2008 Trung tâm TPHN 660.000÷710.000 [100] 2009 Trung tâm TPHN 750.000 [147] 2013 KTT Tô  Lịch(*) 140.003 236.049 5.959 382.011 KTT  Lừ(**) 8.643 14.572 368 23.583 KTT Sét 37.005 62.392 1.575 100.972 KTT  Kim  Ngưu 92.983 156.772 3.958 253.712 KTT  Hoàng  Liệt  (***) 12.529 21.125 533 34.187 Trung tâm TPHN 291.163 490.910 12.393 794.466 (*) Bao  gồm  cả  hướng  tiêu  thoát  từ  KTT hạ  lưu  sông  Lừ;

75

(***) Lượng  nước  thải  còn  lại  của  khu  vực  trung  tâm  TPHN  (không tính đến   KTT  Yên  Sở  do  KTT  này  chủ  yếu  là  thoát  nước  mưa  vào  hồ  Yên  Sở); (†)

NTSH năm  2013  tính  từ  số  liệu  thống  kê  dân  số  [10] với  dữ  liệu: x Diện  tích  các  tiểu  KTT  nước  [15];

x Tỷ   lệ   cấp   nước   sạch   năm 2011   là   121   L/người/ngày,   mức   tăng   trưởng  5 %,  năm  2013  ước  tính  là  134,5  L/người/ngày  [8];

x Tỷ  lệ  nước  thải  là 80 %  nước  cấp,  thất  thoát  nước  là  40  %  [4]. (††) NTSX năm  2013  tính theo Marcussen (2008) với mức  tăng  trưởng ngành

công nghiệp - dịch vụ giai  đoạn 2005 ÷ 2011 là 8,25 % [10, 94];

(†††) NTBV   năm   2013  tính theo Marcussen (2008) với mức   tăng  trong giai đoạn 2005 ÷ 2011 là  578,6  giường bệnh/năm  [10, 94].

Tổng  lưu  lượng xả NTSH  năm  2013  của khu vực trung tâm TPHN là khoảng 291.163 m3/ngày   đêm,   trong   đó   lượng xả vào KTT sông Tô Lịch là nhiều nhất, chiếm tới 48,1 % so với tổng  lưu  lượng xả NTSH.  Lượng xả NTSH  tương  ứng vào sông  Kim  Ngưu  là  31,9 %, sông Sét là 12,7 %, sông Lừ là 3,0 % và KTT Hoàng Liệt là 4,3 % (Hình 3.1).

Hình 3.1. Tỷ  lệ  xả  NTSH  của  khu vực  trung  tâm  TPHN vào các KTT

76

Tổng   lượng nước thải của khu vực   trung   tâm   TPHN   năm   2013   xấp xỉ 795.000 m3/ngày,   trong   đó   lượng NTSX bao gồm NTCN và NTDV là 490.410 m3/ngày.  Lượng  NTCN  ước  tính  năm  2011 là 100.000 m3/ngày và chỉ có khoảng 30 %  là  được xử lý  [108].  Ước  tính,  năm  2013  lưu  lượng xả NTCN là khoảng 117.774 m3/ngày, và NTDV là 337.136 m3/ngày. Tỷ lệ đóng  góp  các  loại  hình  nước thải khu trung   tâm   TPHN   được mô tả trong   hình   3.2.   Trong   đó   tỷ lệ NTDV là cao nhất, chiếm tới 47 %,  sau  đó  là  NTSH  là  36,6 %, NTCN chỉ đóng  góp  14,8  %,  NTBV  có   tỷ lệ đóng  góp  thấp nhất chỉ là 1,6 % so với tổng  lưu  lượng xả thải.

Hình 3.2. Tỷ  lệ  các  loại  nước  thảicủa  khu  vực  trung  tâm  TPHN

Sông Tô Lịch: KTT sông Tô Lịch  được chia nhỏ thành 9 tiểu  KTT,  và  được xả vào  7  đoạn sông. Tổng  lưu  lượng  nước thải xả vào sông Tô Lịch  năm  2013  ước tính xấp xỉ 382.000 m3/ngày   đêm,   trong   đó   lượng NTSH là khoảng 140.000 m3/ngày   đêm,   NTSX  là   khoảng 236.000 m3/ngày  đêm  và NTBV là khoảng 6.000 m3/ngày  đêm  (bao  gồm cả hướng  thoát  nước từ hạ lưu  sông  Lừ) (Bảng 3.1). Phân vùng  và  đặc  điểm các tiểu  KTT  nước của tiểu  lưu  vực sông Tô Lịch  theo  các  đoạn sông  được mô tả trong bảng 3.2.

Sông   Kim   Ngưu: Tổng   lưu   lượng   nước thải xả vào sông Kim Ngưu   năm   2013   ước tính xấp xỉ 254.000 m3/ngày   đêm,   trong   đó   lượng NTSH là khoảng 93.000 m3/ngày  đêm,  NTSX  là  khoảng 157.000 m3/ngày  đêm và NTBV là khoảng 4.000 m3/ngày  đêm  (Bảng 3.1).

77

Bảng 3.2. Phân vùng các tiểu  KTT  nước dọc theo sông Tô Lịch

Đoạn  sông Diện  tích (km2) Dân  số (1.000 người) Tải  lượng   NTSH (1.000 m3) L (km) Tỷ  lệ tiêu thoát

trên  1  km  chiều  dài  sông

(km2/km) (1.000 người/km) (1.000 m3/km) HQV - CGI 6,64 202,123 35,952 2 3,32 101,1 18,0 CGI - TDH 2,27 60,473 10,756 2,2 1,03 27,5 4,9 TDH - NTS 7,95 290,727 51,712 2,3 3,46 126,4 22,5 NTS - CKD 0,66 178,16 3,169 1,3 0,51 13,7 2,4 CKD - CLU 0,92 246,69 4,388 1,8 0,51 13,7 2,4 CLU - DAU 0,76 205,57 3,657 1,5 0,51 13,7 2,4 DAU - DTL 8,07 170,742 30,370 2,4 3,36 71,1 12,7 Tổng 27,27 787,108 140,003 13,50 2,02 58,3 10,4 Tính toán từ nguồn: UBND TPHN, 2005; NGTK Hà Nội, 2011 [10, 15].

Sông Sét: Tổng  lưu  lượng  nước thải xả vào  sông  Sét  năm  2013  ước tính xấp xỉ 101.000 m3/ngày   đêm,   trong   đó   lượng NTSH là khoảng 37.000 m3/ngày   đêm,   NTSX là khoảng 62.000 m3/ngày   đêm  và NTBV là khoảng 2.000 m3/ngày   đêm   (Bảng 3.1).

Sông Lừ: Tổng  lưu  lượng  nước thải xả vào  thượng  lưu  sông  Lừ năm  2013   ước tính xấp xỉ 24.000 m3/ngày   đêm,   trong   đó   lượng NTSH là khoảng 9.000 m3/ngày   đêm,   NTSX   là   khoảng 14.500 m3/ngày   đêm  và NTBV là khoảng 500 m3/ngày  đêm  (Bảng 3.1).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hình thành và phát tán Hydrosunfua từ sông Tô Lịch (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)