Động thái pH trong trầm tích và nước sông Tô Lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hình thành và phát tán Hydrosunfua từ sông Tô Lịch (Trang 96 - 99)

5 Nts 10TCN 377-99: Ntổng số – Phương pháp Kjeldahl

3.3.2. Động thái pH trong trầm tích và nước sông Tô Lịch

Giá trị pH theo chiều sâu của các mặt cắt  có  xu  hướng giảm dần tại tất cả các vị trí lấy mẫu. Tại vị trí  đầu nguồn (Hoàng Quốc Việt),  nước thải xả vào sông Tô Lịch ngoài nguồn NTSH còn có NTSX từ Nhà máy Bia Hà Nội, Nhà máy Bánh kẹo Tràng An, và Nhà máy giầy da Thụy Khuê.  Nước thải  nhà  máy  bia  có  độ pH dao động trong phạm vi từ 3,0  đến 12, mức trung bình là 6,5 [9].  Nước thải từ các nhà máy thuộc ngành công nghiệp thực phẩm  thường có pH thấp,  lượng CHC, BOD5 cao, do quá trình thủy   phân,   đã   làm   giá   trị pH   có   xu   hướng giảm dần từ Hoàng Quốc Việt đến Cầu  Khương  Đình đối với  pH  nước (cả tầng  nước mặt và tầng  nước đáy).  Đến vị trí Cầu Lủ, pH lại  có  xu  hướng  tăng  lên  và  sau  đó  ổn  định dần ở đoạn cuối của sông Tô Lịch. Tuy nhiên, giá trị pH tại vị trí Cầu Lủ có  xu  hướng  tăng  lên   đạt giá trị cao nhất  là  pH  =  7,23,  nhưng  giá  trị này  cũng  chỉ thay  đổi trong phạm vi hẹp, giá trị trung bình của pH  nước tầng mặt  là  7,20.  Như  vậy, mặc dù pH tại vị trí Cầu Lủ có giá trị cao nhất  nhưng  mức độ thay  đổi này có giá trị tuyệt  đối chỉ là 0,03 và do vậy không có ý  nghĩa  nhiều  đến các quá trình hoá lý xảy  ra  trong  nước.

Diễn biến  độ pH ở tầng  nước  đáy  và  tầng trầm  tích  cũng  có  xu  thế tương  tự như  tầng mặt,  nhưng  ở tầng trầm tích độ pH có phạm  vi  dao  động lớn  hơn  so  với các tầng  nước (Bảng 3.9, Hình 3.16).  Trong  đó  tại  điểm Cầu Lủ, giá trị pH của trầm tích cũng  đạt giá trị cao nhất. Nguyên nhân có thể là do ảnh  hưởng của nguồn  nước thải từ KCN  Thượng   Đình   trong  giai  đoạn  trước   đây  (trước năm  2007) có   độ pH cao  (trong  đó  có  nước thải từ nhà máy xản xuất xà phòng), có chứa nhiều KLN như  

93

Cd, Cu, Ni, Pb (từ các nhà máy sản xuất nhựa,  bóng  đèn,  phích  nước…)  và được lắng  đọng và tích luỹ trong tầng trầm  tích  dưới dạng các muối kim loại [104].

Hình 3.15. Giá  trịpH  tầng  mặt  nướcsông  Tô  Lịch

Bảng 3.9. Giá trịpH  nước tầng mặt sông Tô Lịch theo mùa

Thông số pH

Mùa  mưa Mùa khô 2012-2013

Số mẫu 8 8 16

Giá  trị  nhỏ  nhất 7,18 7,17 7,17 Giá  trị  lớn  nhất 7,23 7,23 7,23 Giá  trị  trung  bình 7,20 7,20 7,20

Độ  lệch  chuẩn 0,015 0,020 0,017

94

Động thái của pH trong tầng  nước mặt trên sông Tô Lịch  cũng  có  dấu hiệu thể hiện  độ pH  có  xu  hướng giảm khi tỷ lệ tiêu  thoát  nước  mưa  tăng  (lưu  lượng tiêu thoát  nước  mưa  bổ sung vào sông Tô Lịch  tăng  vào  mùa  mưa).  Vào  mùa  khô,  khi   không có ảnh   hưởng của   nước   mưa,   độ pH của   nước sông Tô Lịch   có   xu   hướng giảm khi tỷ lệ tiêu thoát NTSH bổ sung  vào  sông  tăng  lên  và  ngược lại,  độ pH  tăng   lên khi tỷ lệ tiêu thoát NTSH giảm  đi  (Hình  3.17, và Hình 3.18).

Hình 3.17. Quan  hệ  giữa  pH  và  tỷ  lệ  tiêu  thoát  nước  mưa  trên  sông  Tô  Lịch

Hình 3.18. Quan  hệ  giữa  pH  và  tỷ  lệ  thải  NTSH  trên  sông  Tô  Lịch

Tuy  nhiên  động thái của  pH  trong  nước tầng mặt tại các vị trí lấy mẫu trên sông Tô Lịch  theo  mùa  khô  và  mùa  mưa  lại không thể hiện rõ dấu hiệu biến  động

95

theo mùa. Do vậy,   động thái của   pH   theo   mùa   cũng   có   sự phụ thuộc vào sự pha loãng của  nước  mưa,  và  nguồn NTSH bổ sung,  nhưng  mối quan hệ này không chặt chẽ,  do  độ pH còn bị chi phối bởi yếu tố chủ yếu là nguồn NTSX.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hình thành và phát tán Hydrosunfua từ sông Tô Lịch (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)