5 Nts 10TCN 377-99: Ntổng số – Phương pháp Kjeldahl
3.4.4. Quan hệ giữa hàm lượng sunfua và pH
Giá trị pH có sự biến động không lớn, độ pH trung bình mùa khô là 7,24 ± 0,06 và mùa mưa là 7,21 ± 0,02. Giá trị pH mùa mưa có xu hướng thấp hơn so với mùa khô, nguyên nhân có thể là do ảnh hưởng của việc pha loãng bởi nước mưa (nước mưa thường có độ pH thấp hơn so với NTSH) trong mùa mưa. Khoảng giá trị pH cả mùa mưa và mùa khô đều nằm trong phạm vi tỷ lệ thuận với mức độ sinh trưởng và phát triển của VSV khử sunfat thuộc nhóm SRB (Hình 1.11) do vậy khi pH nước sông trong mùa khô có xu hướng cao hơn mùa mưa, thì hàm lượng sunfua trong mùa khô cũng có xu hướng cao hơn so với mùa mưa (Bảng 3.15; Hình 3.27).
Bảng 3.15. Động thái sunfua và pH trong nước sông Tô Lịch
Thông số Sunfua (mmol/L) pH
Mùa khô Mùa mưa Mùa khô Mùa mưa
Số mẫu 16 16 16 16
Giá trị nhỏ nhất 0,79 0,26 7,17 7,16
Giá trị lớn nhất 1,47 0,82 7,34 7,26
Giá trị trung bình 0,97 0,47 7,24 7,21
Độ lệch chuẩn 0,20 0,21 0,06 0,02
105
Ở phần thượng lưu sông Tô Lịch (từ Hoàng Quốc Việt đến Ngã Tư Sở) khi pH tăng thì sunfua có xu hướng tăng, vì trong đoạn sông này có giá trị pH tỷ lệ thuận với mức độ phù hợp với ngưỡng sinh trưởng và phát triển của các VSV khử sunfat thuộc nhóm SRB. Tuy nhiên ở đoạn hạ lưu sông Tô Lịch, mặc dù pH vẫn tiếp tục có xu hướng tăng lên (trong phạm vi dao động rất hẹp) và vẫn nằm trong khoảng giá trị pH tỷ lệ thuận với mức độ phù hợp với ngưỡng sinh trưởng và phát triển của các VSV khử sunfat thuộc nhóm SRB (Hình 1.12), nhưng hàm lượng sunfua lại có xu hướng giảm (Bảng 3.15; Hình 3.27). Như vậy ảnh hưởng của việc tăng pH với giá trị gia tăng tuyệt đối rất nhỏ nên không có ý nghĩa nhiều đối với quá trình hình thành sunfua trong nước sông Tô Lich. Đối với nước tầng mặt sông Tô Lịch, giá trị Eh mới là yếu tố chính chi phối đến sự hình thành sunfua trong nước sông Tô Lịch (Hình 3.14, và 3.21).