Động thái sunfua và H2S trong nước sông Tô Lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hình thành và phát tán Hydrosunfua từ sông Tô Lịch (Trang 99)

5 Nts 10TCN 377-99: Ntổng số – Phương pháp Kjeldahl

3.3.3. Động thái sunfua và H2S trong nước sông Tô Lịch

Nước sông Tô Lịch  có  hàm  lượng  sunfua  thay  đổi phụ thuộc theo mùa. Hàm lượng sunfua mùa khô   trong   giai   đoạn   2009   đến   2013   dao   động trong khoảng từ 0,79   mmol/L  đến 1,47 mmol/L và có giá trị trung  bình  là  0,89   mmol/L,  đến mùa mưa   lượng sunfua giảm khoảng 2,4 lần, giá trị trung   bình   mùa   mưa   chỉ là 0,37 mmol/L (Bảng 3.10).  Hàm  lượng H2S  được quy đổi từ hàm  lượng sunfua theo nhiệt độ và  độ pH  cũng  có  sự biến  động  theo  mùa  tương  tự như  hàm  lượng sunfua. Giá trị trung bình của H2S   trong   nước sông Tô Lịch   giai   đoạn   2009   đến 2013 là 0,28 mmol/L  tương  đương  với 9,5 mg/L.

Bảng 3.10. Động thái sunfua và H2S  theo  mùa  (giai  đoạn 2009 ÷ 2013)

Thông số

Sunfua (mmol/L) H2S (mmol/L) Mùa mưa Mùa khô Trung bình (2009÷2013) Mùa mưa Mùa khô Trung bình (2009÷2013) Số mẫu 16 16 32 16 16 32 Giá  trị  nhỏ  nhất 0,26 0,79 0,26 0,09 0,24 0,09 Giá  trị  lớn  nhất 0,82 1,47 1,47 0,30 0,62 0,62 Giá  trị  trung  bình 0,47 0,97 0,72 0,17 0,37 0,27 Độ  lệch  chuẩn 0,21 0,20 0,33 0,08 0,11 0,14

Hàm  lượng H2S  trong  nước sông Tô Lịch  cũng  có  sự biến  động lớn, cả về thời gian và không gian. Về mùa khô, khi không có ảnh  hưởng của việc pha loãng của nước  mưa, thì  hàm  lượng H2S trên sông Tô Lịch thể hiện có dấu hiệu phụ thuộc vào tỷ lệ tiêu thoát của NTSH (Hình 3.19). Ở đoạn   thượng   lưu   sông   Tô   Lịch từ Hoàng Quốc Việt đến Ngã  Tư  Sở, khi tỷ lệ tiêu thoát NTSH cao  hơn  thì  hàm  lượng H2S   cũng   có   xu   hướng   cao   hơn   so   với   đoạn hạ lưu.   Giá   trị trung bình của hàm

96 !

lượng H2S ở thượng lưu cao hơn so với hạ lưu là 0,07 mmol/L tương đương 2,3 mg/L. Vào mùa mưa, xu hướng này cũng thể hiện có dấu hiệu tương tự,nhưng mức độ không rõ ràng, sự chênh lệch tương ứng trong mùa mưa chỉ là 0,03 mmol/L, tương đương 1,1 mg/L.

Hình 3.19. Quan hệ H2S trong nước và tỷ lệ tiêu thoát NTSH trên sông Tô Lịch (2009÷2013)

Ghi chú: Thiếu kết quả 2010 và 2011. Hàm lượng H2S trung bình trong nước sông Tô Lịch giai đoạn 1999-2000 chỉ là 4,68 mg/L [12]. Giai đoạn 2009-2013, hàm lượng H2S trong nước sông tăng lên khoảng 1,9 lần, giá trị trung bình đạt mức 9,09 mg/L (Bảng 3.11, Hình 3.20).

Bảng 3.11. So sánh lượng H2S trong giai đoạn từ 1999 ÷ 2000 đến 2009 ÷ 2013

Thông số

H2S (mg/L)

1999 ÷ 2000 (*) 2009 ÷ 2013

Mùa mưa Mùa khô Trung bình

Số mẫu 3 16 16 32 Giá trị nhỏ nhất 0,43 3,07 8,13 3,07 Giá trị lớn nhất 12,2 10,24 21,12 21,12 Giá trị trung bình 4,68 5,70 12,48 9,09 Độ lệch chuẩn 6,53 2,61 3,72 4,67 (*) Nguồn: Đặng Ngọc Thanh, 2002 [12]. Ghi chú: Thiếu kết quả 2010 và 2011.

97

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hình thành và phát tán Hydrosunfua từ sông Tô Lịch (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)