Quá trình kết tủa sunfua

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hình thành và phát tán Hydrosunfua từ sông Tô Lịch (Trang 28 - 30)

Bên cạnh quá trình ô xy hóa, sunfua có thể được loại bỏ trong  nước thải do quá trình kết tủa với kim loại (Hình 1.4.a). Các kim loại  trong  đó  có  các  KLN có thể kết tủa với sunfua, khả năng  hòa  tan  của các muối sunfua kim loại là rất thấp (Hình 1.6) [152]. Sự kết tủa xuất hiện có hiệu quả nhất khi pH của  môi  trường là từ 8  đến 10, giá trị pH  này  thường  cao  hơn  so  với giá trị pH của  nước thải  bình  thường [82]. Kết quả của sự kết tủa sunfua với KLN là làm giảm  hàm  lượng sunfua, đồng thời cũng  làm  giảm độc tính của các KLN [48]. Phản ứng của kim loại với sunfua được mô tả theo  phương  trình  1.7  [32]:

M2+ + S2- ⇄ MS ↓ (1.7)

Nguồn: Blais và nnk, 2008 [32]. Tuy nhiên, dạng ion sunfua (S2-) không phải là loại sunfua chiếm   ưu   thế trong NTSH.  Nhưng  do  tính  chất phân ly của H2S (dạng sunfua chiếm  ưu  thế trong NTSH),  nên  khi  lượng ion sunfua (S2-) trong NTSH đã  bị kết tủa thành sunfua kim loại và lắng xuống,  thì  lượng ion sunfua (S2-) mới sẽ được sinh ra do sự phân ly của sunfua tồn tại  dưới dạng a xít yếu là H2S và quá trình phân ly xảy ra theo các phản ứng 1.8 và 1.9 [82]:

25

H2S ⇄ HS- + H+ (1.8)

HS- ⇄ S2- + H+ (1.9)

Nguồn: Kim và nnk, 2002 [82]. Do tính chất  đặc  trưng  của phản ứng kết tủa giữa sunfua (S2-) và kim loại có trong  nước thải (Hình 1.6), nên phản ứng  này  được ứng dụng không chỉ để loại bỏ sunfua từ nước thải,  mà  còn  được ứng dụng  để loại bỏ KLN từ nước thải.  Phương   pháp áp dụng kết tủa sunfua kim loại có nhiều  điểm thuận lợi và dễ áp dụng  hơn  so   với  phương  pháp  kết tủa KLN với hydroxit [82].

Hình 1.6. Độ  hòa  tan  của  một  số  sunfua  kim  loại  theo  giá  trị  pH

Nguồn: US EPA, 1980 [152]. Krystyna Tadeusz   (2012)  đã  tạo   môi  trường thuận lợi   để năng   cao   hoạt tính khử sunfat của chủng VSV Desulfovibrio desulfuricans nhằm loại bỏ các KLN (Crtổng, Cu2+, Fe2+, Ni2+và Zn2+)  trong  nước thải ngành thuộc  da  dưới dạng kết tủa sunfua kim loại. Hiệu quả quá trình xử lý  này  đạt từ 85,2 % đến 98,96 % [85].

26

1.3. Tác  động  môi  trường của khí H2S 1.3.1. Độc tính của khí H2S

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hình thành và phát tán Hydrosunfua từ sông Tô Lịch (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)