Mô hình METI-LIS và hiệu chỉnh mô hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hình thành và phát tán Hydrosunfua từ sông Tô Lịch (Trang 74)

5 Nts 10TCN 377-99: Ntổng số – Phương pháp Kjeldahl

2.2.7.2. Mô hình METI-LIS và hiệu chỉnh mô hình

Mô hình lan truyền METI-LIS là mô hình dạng Gauss (Gaussian dispersion

model)  được  hình  thành  trên  cơ  sở mô hình ISC của Ủy ban Bảo vệ Môi  trường Mỹ

(US Environmental Protection Agency- US EPA). ISC là mô hình mang tính pháp quy ở Mỹ và  được sử dụng rộng rãi trên thế giới.

Năm  1996,  Bộ Kinh tế-Thương  mại và Công nghiệp Nhật Bản (Ministry of

71

METI-LIS, khi vấn  đề nhiễm bẩn  không  khí  được  đưa  vào  Đạo luật  Ngăn  ngừa Ô nhiễm Không khí (Air Pollution Prevention Act ) tại Nhật Bản. Hàng loạt các thực nghiệm trong ống  khí  động và trên hiện  trường với  mô  hình  đã  được tiến  hành  dưới sự bảo trợ của METI, phiên bản pilot METI-LIS đã  được  đưa  ra  năm  2001.  Phiên   bản 2 (METI-LIS 2.03; 2006) với nhiều cải thiện phần mềm cả về nội dung lẫn hình thức và có nhiều công cụ thân thiện  hơn  cho  người sử dụng.  Trong  đó  có  đã  khắc phục  được  nhược  điểm không sử dụng  được cho nguồn  đường của phiên bản 1 [95].

Mô hình METI-LIS  đã  được áp dụng rộng rãi ở Nhật Bản và không chỉ giới hạn cho tính toán phát thải của các thông số ô nhiễm  cơ  bản  như  SO2, NO2, TSP mà còn  được ứng dụng cho phát thải của thủy ngân từ các nhà máy nhiệt  điện [20, 21].

Năm  2007, VDB đã  sử dụng mô hình METI-LIS (Verion 2.02)  để đánh  giá   tác  động  môi  trường cho Dự án  đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng [150].  Giai  đoạn gần  đây,  nhiều  báo  cáo  đánh  giá  tác  động  môi  trường cho các dự án nhà máy nhiệt điện, sản xuất giấy  đã  áp  dụng mô hình METI-LIS  để tính toán khuếch tán và lan truyền chất ô nhiễm  trong  không  khí  như  báo cáo đánh  giá  tác  động  môi  trường của dự án mở rộng nhà máy giấy Thanh Hóa, dự án đầu  tư  xây  dựng nhà máy nhiệt  điện Bắc Giang, dự án đầu  tư  xây  dựng nhà máy nhiệt  điện Na  Dương  2 …[18, 19, 141].

Mô hình METI-LIS dựa trên mô hình Gauss, tuy nhiên việc áp dụng cho nguồn  đường, lạnh thì cần phải có sự hiệu chỉnh liên  quan  đến các hệ số tính toán khuếch tán theo trục tọa  độ và  độ ổn  định của khí quyển và kiểm  định mô hình.

Smith   (1993)   đã   hiệu chỉnh   độ ổn   định khí quyển (theo phân cấp của Pasquill) bằng cách nâng 1 cấp ổn  định [134].  Năm  1995,  Smith  hiệu chỉnh các hệ số để tính toán các giá trị khuếch tán theo trục y và z. Các nghiên cứu của Smith được áp dụng  để tính toán phát thải của ô nhiễm mùi từ dòng thải có nguồn gốc từ hoạt  động  chăn  nuôi  với dạng nguồn là nguồn  đường và nguồn mặt  và  đã  cho  rằng mô  hình  Gauss  đã  hiệu chỉnh có thể áp dụng  được  để tính toán phát thải ô nhiễm mùi từ nguồn dạng   đường, mặt [134, 135]. Henry   (2006)   đã   hiệu chỉnh mô hình Gauss  để áp dụng dự báo phát thải ô nhiễm mùi từ nguồn mặt  có  độ cao phát thải thấp  hơn  mặt  đất (hồ chứa chất thải  chăn  nuôi)  [63].

72

Trong nghiên cứu của luận án, mô hình METI-LIS được áp dụng  cho  đoạn cuối của sông Tô Lịch khu vực Đập Thanh Liệt, thuộc   phường Hoàng Liệt. Hiệu chỉnh mô hình bằng  phương  pháp  điều chỉnh  độ ổn  định khí quyển [134, 135]. Độ ổn  định khí quyển trong thời  điểm quan trắc ở mức ổn  định cấp  C  và  được nâng lên 1 cấp, trong mô hình sử dụng là cấp D. Điều chỉnh hệ tọa tọa  độ gốc với tọa  độ gốc zl là từ mặt thoáng của sông Tô Lịch, và mặt phẳng tính toán (z) của khí H2S khuếch tán là 1,5 m tính từ mặt  đất (zg).  Độ cao từ giá trị zl đến zg lấy trung bình bằng 3m.

Đối với nguồn  đường  được quan niệm rằng giá trị khuếch tán ngang ϭy từ

một   điểm   nào   đó   của nguồn   đường   được bù lại bởi khuếch tán ngang theo chiều ngược lại của  các  điểm lân cận, vì vậy có thể bỏ qua giá trị ϭy [2, 95]. Khi áp dụng mô  hình  Gauss  để dự báo phát thải mùi từ hoạt  động  chăn  nuôi  với nguồn thải dạng mặt,  và  đường  thì  Smith  (1993)  đã  giả thiết tỷ lệ phát thải  là  không  thay  đổi và bỏ qua  tác  động của tốc  độ gió [134]. Trong nghiên cứu này, giả thiết về vận tốc gió cũng  được hiệu chỉnh và sử dụng tốc  độ di chuyển của H2S trong không khí thay cho giá trị đầu vào của thông số vận tốc gió trong mô hình. Theo Balls và Liss

(1983) tốc  độ lan truyền của H2S  trong  không  khí  được  ước tính là 11,2 m/h  tương   đương  0,003  m/s  [26]. Do vậy hiệu chỉnh thông số vận tốc  gió  để áp dụng vào tính toán trong mô hình METI-LIS  là  trường hợp lặng gió [95].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hình thành và phát tán Hydrosunfua từ sông Tô Lịch (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)