KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hình thành và phát tán Hydrosunfua từ sông Tô Lịch (Trang 132 - 134)

5 Nts 10TCN 377-99: Ntổng số – Phương pháp Kjeldahl

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

1. Tổng   lưu   lượng xả thải vào HTTN thải khu vực trung tâm TPHN là 795.000 m3/ngày. Trong   đó   lượng xả thải từ nguồn NTDV chiếm 47 %, NTSH chiếm 36,6 %, NTCN chiếm 14,8 % và NTBV chiếm 1,6 %. Lưu  lượng xả thải vào sông Tô Lịch là khoảng 382.000 m3/ngày,  trong  đó  lượng xả thải từ nguồn NTSH là 140.000 m3/ngày, NTSX là 236.000 m3/ngày và NTBV là 6.000 m3/ngày.

2. Trầm tích trên sông Tô Lịch  đặc  trưng  cho  loại trầm tích của HTTN thải kết hợp với   thoát   nước   mưa, và có tuổi mới hình thành. Trầm tích sông Tô Lịch thay  đổi nhiều cả về tính chất  cơ  lý  và  thành  phần hóa học do hoạt  động nạo vét, cải tạo trên  sông.  Đường kính cấp hạt trung bình D50 trước khi nạo vét là 0,025 mm, sau khi nạo vét là D50 = 0,37 mm. Mức  độ đóng  góp  về ô nhiễm trên sông Tô Lịch do trầm tích là nhỏ hơn  nhiều so với  nước sông. Hệ số trầm tích về các thông số COD, BOD5 và Nts tương   ứng là 0,22 L/kg; 0,09 L/kg; và 0,04 L/kg. Tổng thải   lượng COD, BOD5 và Nts (bao gồm cả trầm  tích  và  nước sông) của sông Tô Lịch  tương   ứng là 96,3 tấn O2/ngày; 45,7 tấn O2/ngày; và 11,5 tấn N/ngày.

3. Môi  trường xẩy ra quá trình hình thành sunfua trên sông Tô Lịch chủ yếu xẩy ra ở tầng  nước mặt (< 0,25 m), với  ngưỡng Eh thích hợp cho sự sinh  trưởng và phát triển của VSV nhóm SRB để hình thành sunfua và sinh khí H2S với số lượng lớn là từ -200  mV  đến -250 mV. Giá trị Eh có quan hệ với giá trị Lg[S]/[SO4] với hệ số R2 là 0,64, thể hiện cặp chất ô xy hóa khử SO42-/S2- chiếm ưu  thế hơn  trong  hệ ô xy hóa khử của  nước tầng mặt.  Ngược lại  đối với nước tầng  đáy  không  thể hiện vai trò  ưu  thế của cặp chất ô xy hóa khử SO42-/S2-trong hệ ô xy hóa khử.

4. Trong  môi  trường  đã  có  sẵn nguồn  lưu  huỳnh thì các yếu tố chi phối chính đến sự hình thành sunfua và sinh khí H2S trong  nước sông Tô Lịch là nhiệt  độ (T), SO42-, Nts, BOD5 và  thay  đổi theo chiều dài sông phụ thuộc vào các nguồn xả thải bổ sung dọc theo sông. CHC có chứa  lưu  huỳnh là nguồn cung cấp  lưu  huỳnh chủ yếu trong quá trình sinh khí H2S  trong  nước sông Tô Lịch.  Lượng H2S hình thành do nguồn  lưu  huỳnh hữu  cơ  chiếm khoảng  56,4  %  và  lượng H2S hình thành từ nguồn

129

lưu  huỳnh  vô  cơ  là  khoảng 43,6 % so với tổng  lượng H2S  được hình thành. Mô hình dự báo khả năng  hình  thành  sunfua  và sinh khí H2S trong  nước sông Tô Lịch  được dự báo bằng công thức dựa trên 4 yếu tố nhiệt  độ (T), SO42-, Nts, BOD5 với hệ số R2 là 0,8:

[H2S] = 0,231*SO4+0,006*Nts + 0,001*BOD5+0,009*T- 0,337 5. Quá trình phát thải khí H2S từ nước sông Tô Lịch tuân theo lý thuyết màng kép do Lewis và Withman  đề xuất  năm  1924.  Tỷ lệ phát thải khí H2S từ nước sông Tô Lịch  dao  động từ 0,254 gS/m2/h đến 0,660 gS/m2/h, giá trị trung bình là 0,430 gS/m2/h. Mô hình dự báo khả năng  hình  thành  sunfua do Yongsiri và nnk (2005)  đề xuất có giá trị dự báo  dao  động trong khoảng từ 0,291 gS/m2/h đến 0,602 gS/m2/h, giá trị trung bình là 0,408 gS/m2/h. Giá trị dự báo  có  xu  hướng thấp  hơn  giá  trị thực đo,  tuy  nhiên  mô  hình  do  Yongsiri  đề xuất có thể áp dụng để dự báo khả năng  hình   thành  sunfua  trong  nước sông Tô Lịch với hệ số R2 là 0,91.

6. Trong điều kiện môi  trường có  độ ổn  định khí quyển cấp C và vào mùa hè, thời gian tồn  lưu  trung  bình  của H2S trong tầng  nước mặt trên sông Tô Lịch  được xác  định là 8,7 h. Thời gian tồn  lưu  trung  bình  của H2S  trong  môi  trường không khí ven sông Tô Lịch  được  xác  định là 12,16 h.  Độ cao ảnh  hưởng của khí H2S xấp xỉ 136 m. Mô hình METI-LIS hiệu chỉnh có thể áp dụng vào thực tiễn trong công tác dự báo khả năng  lan  truyền H2S từ nước sông Tô Lịch, với hệ số R2 là 0,92.

Kiến nghị

Luận  án  đã  góp  phần  làm  rõ  cơ  sở khoa học cho việc áp dụng biện pháp kiểm soát Eh nhằm giảm thiểu ô nhiễm H2S từ sông Tô Lịch và cần phải  được tiếp tục nghiên cứu thêm về khả năng   áp   dụng của mô hình xử lý trực tiếp trên các kênh thoát  nước cấp I của HTTN thải TPHN vào thực tiễn.

130

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hình thành và phát tán Hydrosunfua từ sông Tô Lịch (Trang 132 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)