Mô hình dự báo khả năng hình thành sunfua trên sông Tô Lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hình thành và phát tán Hydrosunfua từ sông Tô Lịch (Trang 116)

5 Nts 10TCN 377-99: Ntổng số – Phương pháp Kjeldahl

3.5. Mô hình dự báo khả năng hình thành sunfua trên sông Tô Lịch

Các mô hình dự báo khả năng   hình   thành   sunfua   trong   hệ thống cống phụ thuộc vào các yếu tố bao gồm CHC, SO42-, T, và thời  gian  lưu  [44]. Tuy nhiên các nghiên cứu  trước  đã  khảo nghiệm các công thức dự báo sự hình thành sunfua trong HTTN thải  được công bố trong  giai  đoạn  trước  đây  đã  cho  thấy các công thức dự báo khả năng  hình  thành  sunfua  là  không  phù  hợp khi áp dụng ở các vùng khí hậu khác  nhau.  Các  phương  trình  thực nghiệm này có rất ít mối liên hệ giữa công thức dự báo với  cơ  chế hình thành sunfua, và sự phát triển của mỗi công thức nói trên được dựa trên dữ liệu có phạm vi khá hạn chế về điều kiện hoạt  động [66].

Nhìn   chung   các   phương   trình   này   chỉ thích hợp cho dự báo sự hình thành sunfua trong   HTTN   đường ống và cần phải có khảo nghiệm sự phù hợp với   đặc điểm và tính chất của từng HTTN thải [61].

Harlina và nnk (2011)   đã   dựa   trên   cơ   sở mô hình dự báo do Hvitved- Jacobsen  (1988)  đưa  ra  để xác  định lại các hệ số phù hợp với  điều kiện  và  đặc trưng   của HTTN thải ở Malaysia [61, 69]. Các công thức   được xây dựng cho hệ thống cống không áp có thể áp dụng cho các hệ thống kênh hở khi chuyển  đổi các thông số vật  lý  đặc  trưng  của  đường ống cống sang các thông số đặc  trưng  của kênh hở. Tuy nhiên hạn chế lớn nhất của công thức này là việc áp dụng nhiều hệ số, do vậy phạm vi áp dụng sẽ bị hạn chế ngay cả khi áp dụng cho các hệ thống  đường ống cống  thoát  nước ở các vùng miền   có   điều kiện khí hậu khác nhau. Do vậy, trong điều kiện kênh hở các công thức dự báo  trước  đây  là  không  phù  hợp  để dự báo sự hình thành sunfua trong HTTN thải  như  điều kiện ở TPHN bởi những lý do:

x Trong   điều kiện kênh hở,  nước thải có thể bị ảnh  hưởng bởi  các   điều kiện môi  trường  (không  khí)  do  trao  đổi của khí H2S, ảnh  hưởng của nhiệt  độ và các loại   khí   khác   như   O2, CO2, CH4... giữa   không   khí   và   nước thải. Sự chuyển pha của các loại khí nói trên từ pha lỏng sang pha khí phù hợp với lý thuyết màng kép [90, 91];

x Do  điều kiện kênh hở nên có sự kết nối dễ dàng của các dòng thải  nhánh  đổ vào tùy theo dạng  địa hình, vì vậy trên các kênh hở thường có nhiều nguồn

113

thải bổ sung. Trên sông Tô Lịch  có  hơn  mười cửa xả,  và  hàng  trăm  cống xả nhỏ thải vào sông này [15, 74, 148].  Do  đó,  chất  lượng nước trên sông Tô Lịch (kênh hở) bị thay  đổi liên tục vì bị ảnh  hưởng của việc xả nước thải bổ sung,  cũng  như  ảnh  hưởng của thời  gian  lưu  của  nước thải;

x Do   tính   đến phân tầng của   nước thải trong các kênh hở về nhiệt   độ và Ehtrong bề mặt của  nước thải  thường  cao  hơn  so  với lớp  dưới cùng.

Hàm  lượng sunfua trong nước sông Tô lịch có mối quan hệ khá chặt chẽ với hàm   lượng các CHC (biểu thị thông   qua   tương   quan   với các thông số COD và BOD5),  hàm  lượng sunfat và  điều kiện  môi  trường  nước thải  như:  Nhiệt  độ, pH, Eh và có sự biến  động theo mùa [102]. Do vậy có thể sử dụng các thông số này  để dự báo khả năng  hình  thành  sunfua  trong  nước trên sông Tô Lịch theo mùa.

Nghiên cứu  trước  đây  đã  thiết lập mô hình dự báo  lượng  sunfua  được hình thành  trong  nước sông Tô Lịch dựa trên yếu tố Eh, pH, T và BOD5 theo công thức 3.4, với số mẫu n = 8 và hệ số R2 = 0,9691 [102].

[S] = 0,0063*Eh+0,0427*T–4,371*pH–0,0012* BOD5+31,87 (3.4) Nguồn: Nguyen Huu Huan và nnk, 2013. Mặc  dù  phương  trình  3.4  có  hệ số tương  quan  khá  chặt chẽ,  nhưng  do  giá  trị dự báo có trọng số phụ thuộc phần lớn (hay bị chi phối chủ yếu) vào giá trị pH và hằng số (a = 31,87).  Trong  khi  đó  giá  trị pH  trong  nước sông Tô Lịch chỉ dao  động trong phạm vi hẹp, vì vậy  cũng  làm  giảm  ý  nghĩa  ứng dụng của  phương  trình  này.

Dựa trên giá trị Eh và pH của  nước sông Tô Lịch quan trắc dao  động trong phạm vi thích hợp  để hình thành sunfua và sinh khí H2S, và các phân tích về mối quan hệ của các yếu tố ảnh  hưởng  đến sự hình thành sunfua và sinh khí H2S trong nước sông Tô Lịch, luận  án  đề xuất mô hình dự báo sự hình thành sunfua và sinh khí H2S  trong  nước sông Tô Lịch  (Phương  trình  3.5)  dựa trên các yếu tố:

- Hàm  lượng sunfat (SO42-) với  vai  trò  như  nguồn cung cấp  lưu  huỳnh vô  cơ; - Giá trị nhu cầu ô xy sinh học (BOD5) với vai trò đại diện  cho  lượng CHC dễ

phân hủy có chứa  lưu  huỳnh;

114

thủy phân CHC chứa đồng thời cả ni   tơ   và  lưu   huỳnh (xem   phương   trình   phản ứng 1.19);

- Giá trị nhiệt  độ (T 0C) đóng  vai  trò  điều kiện  môi  trường.

Sử dụng  phương  pháp  hồi quy, luận  án  đã  xây  dựng mô hình dự báo sự hình thành sunfua và sinh khí H2S  trong  nước sông Tô Lịch theo  phương  trình  3.5, với số mẫu n = 32 và hệ số R2 là 0,8 (Hình 3.36):

[H2S] = 0,231*SO4+0,006*Nts + 0,001*BOD5+0,009*T- 0,337(3.5)

Hình 3.36. Quan  hệgiữa  hàm  lượng  H2S dự  báo  và  quan  trắc

Trong  phương  trình  3.5  dự báo tỷ lệ hình thành H2S  trong  nước sông Tô Lịch thì yếu tố môi  trường (nhiệt  độ) là yếu tố chi phối nhiều nhất. Theo các nghiên cứu trước  đây,  ở khoảng giá trị nhiệt  độ từ 15 0C đến 38 0C thì nhiệt  độ nước cứ tăng  1 0C thì tỷ lệ sunfua  hình  thành  tăng  7 % [125]. Giá trị nhiệt  độ nước sông Tô Lịch cũng  dao  động trong phạm vi này, và là yếu tố chi phối  chính  đến sự hình thành H2S trong  nước sông. Tỷ trọng  đóng  góp  đến sự thay  đổi về lượng H2S sinh ra dưới ảnh hưởng của nhiệt  độ chiếm khoảng 35,5 % so với tổng  lượng H2S  hình  thành  được dự báo. Tiếp theo là nguồn cung cấp  lưu  huỳnh vô  cơ  (thông số chỉ thị là SO42-), nguồn cung cấp lưu  huỳnh từ CHC có chứa đồng thời cả ni  tơ  và  lưu  huỳnh (thông số chỉ thị là Nts) và cuối cùng là CHC dễ phân hủy sinh học có chứa   lưu   huỳnh (thông số chỉ thị là BOD5), với các giá trị tương  ứng lần  lượt là 28,1; 22,4; và 14,0 % so với tổng  lượng H2S  hình  thành  được dự báo.  Như  vậy vai trò CHC (bao gồm

115

CHC chứa  lưu  huỳnh và CHC chứa đồng thời cả ni  tơ  và  lưu  huỳnh)  đóng  góp  tới 36,4 % so với tổng  lượng H2S  hình  thành  được dự báo (Hình 3.37).

Hình  3.37.  Tỷ  lệ  đóng  góp  các  yếutố  chi  phối  đến  lượng  H2S  hình  thành  được  

dự  báo  từ  mô  hình

Vì vậy có thể nói, nguồn  lưu  huỳnh hữu  cơ  đóng  vai  trò  chính  trong  quá trình sinh khí H2S trong  nước sông Tô Lịch.  Lượng H2S hình thành do nguồn  lưu  huỳnh hữu  cơ  chiếm khoảng  56,4  %  và  lượng H2S hình thành từ nguồn  lưu  huỳnh  vô  cơ  là   khoảng 43,6 % so với tổng  lượng H2S  được  hình  thành.  Điều  này  cũng  phù  hợp với hàm  lượng thấp của  lưu  huỳnh ở dạng SO42- hoà  tan  trong  nước sông Tô Lịch. Các nghiên cứu  trước   đây   của Pomeroy Bowlous  (1946)   cũng  đã  chỉ ra   lượng H2S hình thành từ nguồn CHC có chứa  lưu  huỳnh có thể chiếm tới 46,6 % so với tổng lượng H2S  được  hình  thành  trong  nước thải [125]. Hay nói cách khác, CHC là yếu tố chi phối   chính   đến sự hình thành sunfua và CHC có chứa   lưu  huỳnh là nguồn cung cấp  lưu  huỳnh chính trong quá trình sinh khí H2S  trong  nước sông Tô Lịch.

3.6. Phát thải H2S trên sông Tô Lịch 3.6.1. Kiểm  định mô hình phát thải H2S

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hình thành và phát tán Hydrosunfua từ sông Tô Lịch (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)