5 Nts 10TCN 377-99: Ntổng số – Phương pháp Kjeldahl
3.2. Chất lượng trầm tích và nước sông Tô Lịch 1 Chất lượng trầm tích trên sông Tô Lịch
3.2.1. Chất lượng trầm tích trên sông Tô Lịch
Nhu cầu tiêu thụ ô xy của trầm tích (Sediment Oxygen Demand – SOD) không chỉ là nguồn tiêu thụ ô xy, mà còn có thể là nguồn tiêu thụ chính làm giảm hàm lượng ô xy hòa tan trong nước [31, 127, 149]. SOD là lượng ôxy trong nước bị tiêu thụ do hoạt động của các VSV phân hủy CHC lắng đọng (Sediment Biological
78
Oxygen Demand– SBOD5), hoặc do phản ứng ô xy hóa - khử diễn ra trong tầng trầm tích (Sediment Chemical Oxygen Demand – SCOD) [159]. SOD không chỉ gia tăng mức độ thiếu hụt ô xy mà còn giải phóng chất dinh dưỡng, KLN, và một số chất độc vào nước, vì vậy có thể dẫn đến làm suy giảm chất lượng nước [59].
Giá trị SBOD5 trung bình của trầm tích sông Tô Lịch là 41,5 ± 10,7 g/kg khối lượng khô, SCOD tương ứng là 184 ± 54 g/kg. SOD có giá trị thiên cao hơn so với mức trung bình. Như vậy, sự thiếu hụt ôxy trong nước sông Tô Lịch cũng một phần là do trầm tích sông gây ra. Các thông số SOD, pH của trầm tích sông Tô Lịch có giá trị nằm trong vùng thể hiện là loại trầm tích mới hình thành (Bảng 3.3).
Bảng 3.3. Một số thông số chất lượng trầm tích sông Tô Lịch
Thông số Đơn vị Trầm tích Tuổi trầm tích
(*) Loại trầm
tích A (**)
(Tô Lịch) Mới Trung bình Lâu
pH - 6,8 ± 0,2 5,68 7,11 7,66 SCOD g/kg 184 ± 54 95,6 55,3 19 6÷ 270 SBOD5 g/kg 41,5 ± 10,7 31,6 12,5 2,7 1÷ 90 Nts % 0,49 ± 0,24 0,021÷ 0,18 CHC % 8,1 ± 2,7 7 Cấp hạt (mm) < 0,063 % 1,5 ± 1 1 ÷ 30 0,063 ÷ 2,0 % 94,6 ± 2 3 ÷ 87 ≥ 2,0 % 3,8 ± 1,4 3 ÷ 90 Nguồn: (*) Hvited-Jacobsen, 2002 [70]. (**) Asley và nnk, 2004 [24]. Trầm tích sông Tô Lịch có thành phần cấp hạt chủ yếu là cát và cát thô, tỷ lệ hạt cát chiếm đa số là do ảnh hưởng từ dòng chảy mặt do nước mưa cuốn theo bụi, cát..., tỷ lệ các hạt cát chiếm tới 94,6 ± 2 %, tỷ lệ các hạt limon và sét (đường kính < 0,063 mm) chỉ là 1,5 ± 1 %. Trầm tích sông Tô Lịch vào mùa mưa (tháng 5, 2012) có các thông số về thành phần cấp hạt, SOD, CHC thuộc loại trầm tích loại A (trầm tích trên HTTN thải kết hợp giữa NTSH và nước mưa), và là trầm tích có tuổi mới được hình thành (Bảng 3.3), phù hợp với hoạt động cải tạo nạo vét trên sông Tô Lịch trong giai đoạn từ 2009 đến 2010.
79
!
Kết quả phân tích thành phần hạt được so sánh với số liệu năm 2005, được vẽ lại và thể hiện trên hình 3.3 [104]. Thành phần cấp hạt giai đoạn trước và sau khi cải tạo nạo vét sông Tô Lịch nhân dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long có sự khác biệt lớn. Giá trị D50 trước khi nạo vét (2005) là 0,025 mm, sau khi nạo vét (2012) giá trị
D50 là 0,37 mm. Hoạt động nạo vét sông Tô Lịch đã làm thay đổi đáng kể đến tính chất cơ lý của trầm tích trên sông Tô Lịch.
Hình 3.3. So sánh thành phần cấp hạt trầm tích sông Tô Lịch (2005 ÷ 2012)
(*) Nguồn: Nguyen Thi Lan Huong và nnk, 2007 [104]. Lượng trầm tích lắng đọng hàng năm trên sông Tô Lịch là 28.538 m3/năm với tỷ trọng trung bình là d = 1.212 kg/m3 [106]. Lượng trầm tích lắng đọng trung bình tính theo đơn vị tấn/ngày là 94,1. Thải lượng các chất ô nhiễm lắng đọng trong trầm tích trên sông Tô Lịch tính theo đơn vị tấn/ngày của SCOD, SBOD5, Nts, và CHC tương ứng là: 17,3; 3,9; 0,5 và 7,6 (Hình 3.4).