Quan hệ giữa hàm lượng sunfua và sunfat

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hình thành và phát tán Hydrosunfua từ sông Tô Lịch (Trang 105)

5 Nts 10TCN 377-99: Ntổng số – Phương pháp Kjeldahl

3.4.3. Quan hệ giữa hàm lượng sunfua và sunfat

Mùa khô ở Việt  Nam  thường  trùng  vào  mùa  đông  và  có  giá  trị nhiệt  độ trung bình thấp  hơn  so  với  mùa  mưa.  Khoảng nhiệt  độ mà các VSV thuộc nhóm SRB phát triển mạnh nhất là xấp xỉ 30 0C,  như  vậy  vào  mùa  mưa  thì  nhiệt  độ là thích hợp  hơn   cho sự phát triển của VSV thuộc   nhóm   SRB.   Tuy   nhiên   hàm   lượng sunfua trong nước sông Tô Lịch  vào  mùa  mưa  lại có giá trị thấp  hơn  so  với  mùa  khô,  như  vậy hàm  lượng  sunfua  trên  nước sông Tô Lịch biến  động theo mùa và bị chi phối bởi yếu tố pha loãng của  nước  mưa.  Hàm  lượng sunfat biến  động  theo  mùa  cũng  có  xu   hướng  tương  tự vào  mùa  mưa  cũng  thấp  hơn  nhiều so với mùa khô (Bảng 3.14).

102

Bảng 3.14. Diễn biến  hàm  lượng sunfua, sunfat trong  nước tầng mặt trên sông Tô Lịch

Thông  số Sunfua (mmol/L) Sunfat (mmol/L)

Mùa khô Mùa  mưa Mùa khô Mùa  mưa

Số  mẫu 16 16 16 16

Giá  trị  nhỏ  nhất 0,79 0,26 0,88 0,17 Giá  trị  lớn  nhất 1,47 0,82 1,88 0,65 Giá  trị  trung  bình 0,97 0,47 1,28 0,39 Độ  lệch  chuẩn 0,20 0,21 0,33 0,14

Thông  thường,  khi  hàm  lượng sunfat giảm  trong  điều kiện Eh phù hợp thì giá trị sunfua sẽ tăng  lên  do  quá  trình  khử sunfat của các VSV thuộc nhóm SRB. Tuy nhiên, trên sông Tô Lịch không thể hiện  xu  hướng này cả trong  mùa  mưa  và  mùa   khô (Hình 3.25).  Hàm  lượng sunfat có  xu  hướng  tăng  lên  ở phần  thượng  lưu  (đoạn từ Hoàng Quốc Việt đến Ngã  Tư  Sở), do liên tục nhận  được những nguồn xả NTSH bổ sung với  lưu  lượng lớn  hơn  nhiều so với vùng hạ lưu  của sông Tô Lịch và có xu thế giảm ở phần hạ lưu  (đoạn sông từ Cầu Lủ đến Đập Thanh Liệt). Về lý thuyết, khi   hàm   lượng   sunfua   tăng   thì   lượng tiêu thụ sunfat do hoạt   động của VSV khử SRB  cũng  tăng  lên  và  sẽ làm giảm  hàm  lượng sunfat trong  nước.  Tuy  nhiên  đối với nước thải trên sông Tô Lịch quy luật này không thể hiện xu thế này. Điều này có thể được giải  thích  là  do  trong  nước thải bổ sung vào sông Tô Lịch luôn có sẵn  lượng sunfat. Theo các nghiên cứu  trước  đây,  trong HTTN thải,  lưu  huỳnh có nguồn gốc từ 4 nguồn chính trong  đó  có  nguồn sunfat sẵn có từ NTSH [57, 132].  Như  vậy mức độ tiêu thụ sunfat   để chuyển   hóa   thành   sunfua   không   vượt quá mức   độ bổ sung sunfat từ các nguồn thải bổ sung dọc theo sông Tô Lịch và do vậy,   lượng sunfat trong   nước sông Tô Lịch   cũng   không   bị giảm   đi   khi   lượng sunfua hình thànhgia tăng.  Bên cạnh  đó,  sự hình thành sunfua từ hai nguồn sunfat và CHC có chứa  lưu huỳnh  cũng  phụ thuộc vào giá trị Eh. Quá trình hình thành sunfua do sử dụng nguồn lưu  huỳnh từ CHC có chứa  lưu  huỳnh  thường xảy ra ở khoảng Eh rộng  hơn  (< -100

103

mV) so với quá trình hình thành sunfua do sử dụng nguồn  lưu  huỳnh từ sunfat (Eh < -200 mV) (Hình 1.11) [33]. Phần lớn giá trị Eh của  nước sông Tô Lịch  dao  động trong khoảng thích hợp đối với cả hai quá trình hình thành sunfua do sử dụng nguồn lưu  huỳnh từ sunfat và nguồn  lưu  huỳnh từ CHC có chứa  lưu  huỳnh.

Hình 3.25. Diễn  biến  hàm  lượng  sunfua  và  sunfat theo  mùa  trong  nước   tầng  mặt  trên  sông  Tô  Lịch

Quan hệ giữa sunfua và sunfat trong  nước sông Tô Lịch có quan hệ chặt chẽ, với hệ số R2 là 0,91 (Hình 3.26). Sunfat là nguồn cung cấp  lưu  huỳnh sẵn có trong NTSH, tuy rằng hàm  lượng sunfat trong  nước sông Tô Lịch không cao, giá trị trung bình  mùa  mưa  chỉ dao  động từ 0,39 ± 0,14 mmol/L đến 1,28 ± 0,33 mmol/L, nhưng   do  luôn  được bổ sung từ các nguồn  nước thải bổ sung vào sông Tô Lịch và khoảng giá trị Eh của  nước sông là thích hợp cho quá trình khử sunfat hình thành sunfua, nên hàm   lượng sunfat trở thành một trong những yếu tố chi phối sự hình thành sunfua  trong  nước trên sông Tô Lịch.

Hình 3.26. Quan  hệ  giữa  hàm  lượng  sunfua  và  sunfat trong  tầng  nước  mặt   trên  sông  Tô  Lịch

104

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hình thành và phát tán Hydrosunfua từ sông Tô Lịch (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)