Chất lượng nước trên sông Tô Lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hình thành và phát tán Hydrosunfua từ sông Tô Lịch (Trang 83)

5 Nts 10TCN 377-99: Ntổng số – Phương pháp Kjeldahl

3.2.2. Chất lượng nước trên sông Tô Lịch

Nước trên sông Tô Lịch thực chất là loại nước thải hỗn hợp giữa NTSH, NTSX, NTBV [15, 17, 104, 105, 106, 108] và hiện nay nước sông Tô Lịch không

đáp ứng được yêu cầu về chất lượng cho nước tưới [105]. Thêm vào đó HTTN thải của khu vực trung tâm TPHN là HTTN kết hợp tiêu thoát cho cả NTSH, NTSX, NTBV và nước mưa, do vậy chất lượng nước trên sông Tô Lịch không chỉ phụ

thuộc vào lưu lượng nước thải, tính chất và thành phần của nước thải mà còn có sự

80

Hình 3.4. Tổng  lượng  trầm  tích  lắng  đọng và thải  lượng  các  chất ô  nhiễm  lắng   đọng  trong  trầm  tích  sông  Tô  Lịch

Tổng  lưu  lượng  nước thải xả vào sông Tô Lịch là khoảng 382.000 m3/ngày, trong   đó   lượng NTSH xấp xỉ 140.000 m3/ngày,   lượng NTSX (bao gồm NTBV, NTCN và NTDV) là khoảng 242.000 m3/ngày (Bảng 3.1). Dựa trên số liệu thực  đo   các chất ô nhiễm chính trên sông Tô Lịch  vào   mùa  khô  giai  đoạn  2009  đến 2013 (loại bỏ ảnh  hưởng của yếu tố pha  loãng  do  nước  mưa),  và  số liệu giá trị trung bình của các chất ô nhiễm trong NTSH [147],  để tính thải  lượng các chất ô nhiễm thải vào sông Tô Lịch từ nguồn NTSH và NTSX.

Chất  lượng  nước trên sông Tô Lịch bị ô nhiễm chủ yếu là do nguồn NTSX, ngoại trừ thông số Pts bị chi phối bởi nguồn NTSH. Tổng thải  lượng COD của  nước thải vào sông Tô Lịch là 79 tấn/ngày,  trong  đó  do  nguồn NTSX là 51 tấn/ngày, do nguồn NTSH là 28 tấn/ngày.  Trong  đó  tỷ lệ đóng  góp  thải  lượng chất ô nhiễm của nguồn NTSX chiếm từ 64,6 %  (đối với thông số thải  lượng  COD)  đến  95,4  %  (đối với thông số thải  lượng TSS) (Hình 3.5; Bảng 3.4).

Tổng thải   lượng chất ô nhiễm tính theo COD trong sông Tô Lịch là 96,3 tấn/ngày,  trong  đó  phần lớn  là  do  nước sông là 79 tấn/ngày,  do  lượng bùn trầm tích là 17,3 tấn/ngày. Tổng thải  lượng chất ô nhiễm tính theo BOD5 trong sông Tô Lịch là 45,7 tấn/ngày,  trong  đó  thải  lượng BOD do  nước sông là 41,8 tấn/ngày, do bùn trầm tích chỉ là 3,9 tấn/ngày. Tổng thải   lượng Nts trong sông Tô Lịch là 11,5 tấn/ngày,  trong  đó  do  nước sông là 11 tấn/ngày và do bùn trầm tích là 0,5 tấn/ngày.

81

Hệ số trầm tích (Sediment Coefficient) KD của các thông số COD, BOD5 và Nts tương  ứng là 0,22 L/kg, 0,09 L/kg, và 0,04 L/kg (Bảng 3.5).

Hình 3.5. Tỷ  lệ  đóng  góp  thải  lượng  một  số  chất  ô  nhiễm  theo  nguồn  thải  vào   sông  Tô  Lịch

Bảng 3.4. Hàm lượng và thải lượng một số chất ô nhiễm xả vào sông Tô Lịch

Thông  số

Hàm  lượng  chất  ô  nhiễm  

(mg/L)

Thải  lượng  chất  ô  nhiễm   (tấn/ngày) NTSH (*) NTSX (**) Tô  Lịch  (***) NTSH NTSX Tô  Lịch BOD5 100 57,9 109,3 14,0 27,8 41,8 COD 200 115,7 206,8 28,0 51,0 79,0 TSS 50 28,9 396,1 7,0 144,3 151,3 Nts 20 11,6 28,7 2,8 8,2 11,0 Pts 4 2,3 1,8 0,56 0,14 0,7 Q (****) 140.003 242.008 382.011

(*) Nguồn: Tran Thi Viet Nga và Tran Hoai Son, 2011 [147] (**)

Dự báo từ cân bằng vật chất

(***) Kết quả phân  tích  nước sông Tô Lịch vào mùa khô 2009 -2013. (****) Lưu  lượng thải  tính  theo  đơn  vị m3/ngày

82

Bảng 3.5. Thải  lượng một số chất ô nhiễm ở trầm  tích  và  nước sông Tô Lịch

Thông  số

Thải  lượng  chất  ô  nhiễm   (tấn/ngày) Tỷ  lệ  phần  trăm   (%) Hệ  số  trầm   tích (L/kg) Trầm   tích sông Nước   sông Tổng   cộng Trầm   tích sông Nước   sông Tổng   cộng KD SCOD/COD 17,3 79,0 96,3 18,0 82,0 100 0,22 SBOD5/BOD5 3,9 41,8 45,7 8,6 91,4 100 0,09 Nts 0,5 11,0 11,5 4,0 96,0 100 0,04

Chỉ số WQI của  nước trên sông Tô Lịch  được  xác  định theo 6 thông số chính bao gồm 5 thông số hóa-lý (TSS, BOD5, As, Nts, Pts) và 1 thông số VSV (Coliform) và  được so sánh với tiêu chuẩn chất  lượng  nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT, cột B2 [3]. Giá trị chỉ số WQI trung bình của   nước sông Tô Lịch   trong   giai   đoạn từ 2009  đến 2013 là 850 ± 362 (n=32). Chỉ số WQI có biên  độ dao  động lớn, giá trị min  là  352,  nhưng  vẫn  vượt quá giá trị WQI  =  300  theo  thang  đánh  giá  ở mức môi trường  nước bị ô nhiếm rất nặng. Giá trị max của chỉ số WQI là 1.705 và cao gấp khoảng 4,9 lần so với giá trị min.   Theo   thang   đánh   giá   về chỉ số WQI của   nước sông Tô Lịch  trong  giai  đoạn từ 2009  đến 2013 [3], mức ô nhiễm của  nước sông luôn  vượt quá mức bị ô nhiễm rất nặng từ 1,2  đến 5,7 lần, ngay cả trong  mùa  mưa   khi  mà  nước thải  trên  sông  đã  được pha loãng bởi  nước  mưa  (Bảng 3.6).

Bảng 3.6. Chỉ số WQI của  nước sông Tô Lịch  giai  đoạn 2009 ÷ 2013

Thông  số

Mùa khô 2009 ÷ 2013 Mùa  mưa  2009  ÷ 2013 2009 ÷ 2013

WQIHL WQIVSV WQI WQIHL WQIVSV WQI WQIHL WQIVSV WQI

Số  mẫu 16 16 16 16 16 16 32 32 32

Giá  trị  nhỏ  nhất 164 254 427 151 195 352 151 195 352 Giá trị  lớn  nhất 371 1.526 1.705 235 1.442 1.613 371 1.526 1.705 Giá  trị  trung  bình 241 630 871 186 581 767 217 633 850 Độ  lệch  chuẩn 65 193 243 27 423 425 59 328 362

83

Về mùa khô, giá trị trung bình chỉ số WQI của  nước trên sông Tô Lịch là 870 ±  243  cao  hơn  mức bị ô nhiễm rất nặng tới 2,9 lần.  Vào  mùa  mưa  chỉ số WQI trung bình có giá trị thấp  hơn  mùa  khô,  tuy  nhiên  biên  độ dao  động lại lớn  hơn,  nguyên   nhân chính là do biến  động về mức  độ pha loãng của  nước  mưa.  Giá  trị trung bình WQI của  nước sông Tô Lịch  vào  mùa  mưa  là  767  ±  425,  cao  gấp 2,6 lần so với mức bị ô nhiễm rất nặng (Bảng 3.6).

Tỷ lệ đóng  góp  của chỉ số WQIVSV chiếm từ 69,5 % tới 80,6 % của chỉ số WQI, các chỉ số WQI về hóa-lý (WQIHL) chỉ có mức  đóng  góp  từ 19,4 %  đến 30,5 % so với chỉ số chung WQI của  nước sông Tô Lịch.  Như  vậy có thể nói chỉ số WQI của  nước sông Tô Lịch bị chi phối bởi chỉ số WQIVSV (Hình 3.6).

Hình 3.6. Tỷ  lệ  đóng  góp  của  các  thông  số  hóa-lý  và  VSV  trong  chỉ  số  WQI

Diễn biến chỉ số WQI của  nước sông Tô Lịch  trong  giai  đoạn  2009  đến 2013 cho thấy có sự khác biệt về mức  độ ô nhiễm dọc  theo  sông.  Trong  đó  đoạn  thượng lưu   có   mức ô nhiễm   cao   hơn   nhiều so với phía hạ lưu  (Hình 3.7). Nguyên nhân chính  là  do  phía  thượng  lưu  sông Tô Lịch có tỷ lệ tiêu thoát NTSH (tính theo đơn  vị 1.000 m3/1 km chiều dài sông tiếp nhận) cao  hơn  nhiều so với phía hạ lưu.  Tỷ lệ tiêu  thoát  NTSH  trung  bình  đoạn  thượng  lưu  sông  Tô  Lịch từ Hoàng Quốc Việt đến

84

Ngã  Tư  Sở là 15.100 m3/km sông, trong khi đó  tỷ lệ tiêu  thoát  NTSH  đoạn hạ lưu   sông Tô Lịch từ Ngã  Tư  Sở đến Đập Thanh Liệt chỉ là 5.900 m3/km sông. Chỉ số Coliform là chỉ số đặc  trưng  cho  mức nhiễm khuẩn hay mức  độ ô nhiễm của NTSH, tỷ lệ tiêu thoát NTSH ở thượng  lưu  cao  hơn  nhiều so với vùng hạ lưu,  thêm  vào  đó   là WQI của   nước sông Tô Lịch bị chi phối bởi chỉ số WQIVSV là những nguyên nhân chính dẫn  đến chỉ số WQI ở thượng  lưu  sông  Tô  Lịch  cao  hơn  nhiều so với hạ lưu  (Hình  3.8).

Hình 3.7. Diễn  biến  WQI  nước  sông  Tô  Lịch  2009  ÷ 2013

(*) Nguồn: Cục KSON, 2010 [3]. Năm  2003,  chỉ số WQI của  nước sông Tô Lịch là 264, với mức  độ ô nhiễm được  đánh  giá  là  bị ô nhiễm nặng.  Đến  năm  2009,  mức ô nhiễm của sông Tô Lịch là bị ô nhiễm rất nặng với chỉ số WQI là 961 ± 305, cao gấp 3,6 lần so với giá trị WQI   năm   2003.   Giai   đoạn   2012   đến 2013 (sau khi thực hiện nạo vét) chỉ số ô nhiễm WQI có giảm   đi   so   với   năm   2009,   tuy   nhiên   vẫn thể hiện   nước sông bị ô nhiễm rất nặng với giá trị WQI là 738 ± 444 và cao gấp 2,8 lần so với giá trị WQI năm  2003  (Bảng 3.7, Hình 3.9).

85

Hình 3.8. Quan  hệ  giữa  WQI  và  tỷ  lệtiêu  thoát  NTSH  trên  sông  Tô  Lịch

Ghi chú: Thiếu kết quả 2010 và 2011

Hình 3.9. So  sánh  chỉ  số  WQI  giai  đoạn  2003  đến  2013

(*) Nguồn: Trần Yêm, 2004 [17].

Bảng 3.7. Giá trị chỉ số WQI trên sông Tô Lịch  giai  đoạn  2003  đến 2013

Thông  số 2003 (*) 2009 2012-2013 Số  mẫu - 16 16 Giá  trị  nhỏ  nhất 561 352 Giá  trị  lớn  nhất 1.530 1.705 Giá  trị  trung  bình 264 961 738 Độ  lệch  chuẩn 305 444 (*) Nguồn: Trần Yêm, 2004 [17].

86

Như  vậy sau khoảng  10  năm,  mặc dù sông Tô Lịch  đã  được cải tạo, nạo vét nhưng  nước sông Tô Lịch vẫn có mức  độ ô nhiễm  tăng  khoảng từ 2,8  đến 3,6 lần (về chỉ số WQI), trong khi mức xả thải vào sông Tô Lịch  năm  2013  chỉ tăng  khoảng 1,3 lần so với  lưu  lượng xả thải  năm  2002  (Bảng 3.1).

3.3. Biến  động một số tính chất hóa-lý trong trầm  tích  và  nước sông Tô Lịch 3.3.1. Động thái Eh trong trầm  tích  và  nước sông Tô Lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hình thành và phát tán Hydrosunfua từ sông Tô Lịch (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)