5 Nts 10TCN 377-99: Ntổng số – Phương pháp Kjeldahl
3.4.2. Quan hệ giữa Lg[S]/[SO4] và Eh
Trong môi trường nước thải, giá trị Eh có quan hệ tỷ lệ nghịch với giá trị Lg([S]/[SO4]) và thể hiện qua phương trình hồi quy 3.1 có dạng như sau [44]:
Eh = - a*Lg[S]/[SO4] - b (3.1)
Trong đó a và b là các hệ số thực nghiệm.
Nguồn: Delgado, 1999 [44]. Đối với tầng nước mặt trên sông Tô Lịch, cũng thể hiện rõ mối quan hệ giữa giá trị Eh với giá trị Lg[S]/[SO4]. Tuy nhiên do đặc điểm của HTTT ở khu vực trung tâm TPHN là HTTN kết hợp giữa nước mưa và nước thải, do vậy mối quan hệ này có sự khác biệt theo mùa mưa và mùa khô. Vào mùa mưa, quan hệ giữa Eh và Lg[S]/[SO4] trong nước tầng mặt trên sông Tô Lịch có quan hệ theo phương trình 3.2 với hệ số R2 = 0,54 (Hình 3.23):
100
Vào mùa khô, không bị ảnh hưởng bới sự pha loãng của nước mưa, mối quan hệ giữa Eh và Lg[S]/[SO4] trong nước tầng mặt trên sông Tô Lịch có quan hệ chặt chẽ hơn so với mùa mưa, thể hiện trong phương trình 3.3 với hệ số R2 = 0,64:
Eh = - 61,173*Lg[S]/[SO4] - 228,97 (3.3) Hệ số tương quan (R2) giữa giá trị Eh và Lg[S]/[SO4] của nước tầng mặt trên sông Tô Lịch chỉ ở mức từ 0,54 đến 0,64, cho thấy quan hệ gữa 2 thông số này có tương quan tỷ lệ thuận nhưng mức độ quan hệ là không chặt chẽ (Hình 3.23).
Hình 3.23. Quan hệ giữa Eh với Lg[S]/[SO4] trong tầng nước mặt trên sông Tô
Lịch theo mùa mưa (a) và mùa khô (b)
Đối với tầng nước đáy, ngay cả trong mùa khô, khi không bị ảnh hưởng của nước mưa, không thể hiện mối tương quan giữa giá trị Eh và Lg[S]/[SO4], với hệ số R2 = 0,05 (Hình 3.24). Trong khi đó mối quan hệ này ở tầng nước mặt là R2 = 0,64. Như vậy giữa tầng mặt và tầng đáy của nước sông Tô Lịch có sự khác biệt rõ ràng về các cặp chất ô xy hóa và chất khử. Ở tầng nước mặt, cặp chất ô xy hóa-khử SO42- /S2- là cặp chiếm ưu thế hơn trong hệ ô xy hóa-khử. Ở tầng nước đáy, cặp chất ô xy hóa-khử SO42-/S2-là cặp không chiếm ưu thế trong hệ ô xy hóa-khử.
Như vậy, mối quan hệ giữa giá trị Eh và giá trị Lg[S]/[SO4] của nước tầng mặt trên sông Tô Lịch có mối tương quan chặt hơn so với quan hệ giữa Eh và hàm lượng sunfua (Bảng 3.13). Nguyên nhân này có thể một phần là do vai trò của SO42- hòa tan trong nước là nguồn cung cấp lưu huỳnh “dễ tiêu” đối với đa số các VSV thuộc nhóm SRB, trong khi đó các CHC có chứa lưu huỳnh chỉ có một số nhóm
101
VSV thuộc nhóm SRB có thể sử dụng như là nguồn cung cấp lưu huỳnh để hình thành sunfua [23, 39, 70, 88, 99, 113, 133, 140, 143, 153].
Hình 3.24. Quan hệ giữa Eh với Lg[S]/[SO4] trong tầng nước đáy trên sông Tô Lịch vào mùa khô
Bảng 3.13. So sánh hệ sốtương quan (R2) giữa Eh và hàm lượng sunfua với Eh và Lg[S]/[SO4] trong tầng nước mặt trên sông Tô Lịch
Mùa Hệ số tương quan (R2)
Eh và sunfua Eh và Lg[S]/[SO4]
Mùa mưa 2012 0,09 0,54
Mùa khô 2013 0,60 0,64