Quá trình hình thành sunfua trong HTTN thả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hình thành và phát tán Hydrosunfua từ sông Tô Lịch (Trang 38)

Từ những   năm   đầu của thế kỷ 20, các nghiên cứu về sự hình thành của sunfua trong HTTN đã  chỉ ra rằng quá trình chuyển hóa từ sunfat và phân hủy các CHC có chứa  lưu  huỳnh  để hình thành sunfua là quá trình sinh học diễn ra trong điều kiện  môi  trường yếm khí do hoạt  động của các VSV [23, 39, 88, 99, 140].

H2S   trong   HTTN   được hình thành chủ yếu là do VSV khử sunfat (SRB) tham gia vào quá trình khử CHC cùng với sunfat hoặc khử các CHC khác có chứa lưu  huỳnh. Quá trình này diễn  ra  trong  điều kiện yếm khí, và chủ yếu là do cho hoạt động của nhóm VSV thuộc chi Desulfovibrio và Desulfobulbus [113, 153].

Các nghiên cứu  khác  cũng  chỉ ra rằng, H2S là kết quả của quá trình khử sinh học do VSV thuộc nhóm SRB thông qua cả hai  quá  trình:  đồng hóa và dị hóa. Quá

35

trình   đồng hóa sunfat là do quá trình khử các CHC có chứa   các   axit   amin   như   cystein, methionin và cystin do vi khuẩn phân giải protein (Clostridia, Vellionella) sinh ra khí H2S và methyl mercaptan. Tuy nhiên, phần lớn các H2S  được sinh ra bởi vi khuẩn SRB thông qua quá trình khử dị hóa sunfat [52].

Các vi khuẩn thuộc nhóm SRB có phân bố loài  tương  đối rộng bao gồm cả

Desulfovibrio, Desulfotomaculum, Desulfobulus, Desulfomonas, Desulfobacter, Desulfococcus, Desulfonema, Desulfosarcina Desulfobacterium,

Thermodesulfobacterium. Các chi phổ biến nhất của nhóm VSV này là chi Desulfotomaculum, và Desulfovibrio [76, 133, 143].

Phản ứng khử sunfat do các VSV thuộc nhóm SRB có thể biểu diễn tóm tắt theo  các  phương  trình  1.15 và 1.16 [52, 70]:

SO42- + CHC Æ S2- + H2O + CO2 (1.15)

S2- + 2 H+ Æ H2S (1.16)

Nguồn: Evans và nnk, 1997; Hvitved-Jacobsen, 2002 [52, 70]. Trong   điều kiện không có mặt của ô xy và nitrat, các vi khuẩn kỵ khí sử dụng sunfat là chất nhận electron. Nguồn cacbon  ưa  thích  cho  VSV nhóm SRB là các hợp CHC có khối lượng phân tử thấp   như   các   axít hữu   cơ   (lactic, pyruvic, formic và maleic), axit béo (axetic), và cồn (etanol, propanol, metanol và butanol). Hầu  như  tất cả các hợp chất này là sản phẩm lên men từ quá trình phân hủy kỵ khí cacbonhydrat, protein và lipid [52].

Phần lớn SRB thuộc nhóm VSV kỵ khí, tuy nhiên một số chủng có mặt trong điều kiện hiếu khí [55]. Một số chủng loại SRB có thể tồn tại trong quá trình xử lý nước thải hiếu khí (bùn hoạt tính, màng lọc sinh học nhỏ giọt), những vi khuẩn này có thể được coi là thuộc nhóm vi hiếu khí (microaerophil) và có thể chịu  đựng  được sự tồn tại ở một mức nhất  định  nào  đó  của  ô  xy  trong  môi  trường [89, 93].

Quá trình sinh học sinh ra khí H2S thường không bị giới hạn bởi  hàm  lượng sunfat. Trong một số trường hợp các CHC cho electron và thiosunfat hoặc sunfit có mặt, VSV nhóm SRB  đầu tiên có thể phân hủy các hợp chất này thành sunfat và sau

36

đó  khử các CHC cùng với sunfat mới  được hình thành. Các phản ứng phân hủy của thiosunfit và sunfit được mô tả trong  các  phương  trình  1.17 và 1.18 [52, 70, 142]:

S2O32- + H2O Æ SO42- + HS- + H+ (1.17) 4SO32- + H+ Æ SO42- + HS- (1.18)

Nguồn: Evans và nnk, 1997; Hvitved-Jacobsen, 2002; Wang, 1981 [52,70,142]. Quá trình khử sunfat thường  được xem là quá trình phổ biến sinh ra sunfua trong  nước thải. Tuy nhiên, quá trình này không phải là nguồn duy nhất hình thành sunfua trong  nước thải. Các CHC,  đặc biệt là các protein, có chứa  lưu  huỳnh, có thể bị phân hủy và giải phóng ra sunfua do hoạt  động của các VSV. Tanner (1917) và Myers  (1919)  cũng  đã  công  bố các hợp CHC là protein có chứa  lưu  huỳnh (ví dụ như  cystein)  có  thể bị phân hủy do hoạt  động của các VSV thuộc nhóm SRB và sản phẩm là sunfua [99, 140].

Pomeroy Bowlus  (1946)  đã  nghiên  cứu trong NTSH,  lượng sunfua hình thành  vượt quá khả năng  tối  đa  có  thể hình thành sunfua do quá trình khử sunfat với hàm  lượng có thể đạt  được  là  7,6  ppm.  Lượng sunfua hình  thành  thêm  vượt quá khả năng  có  thể hình thành do quá trình khử sunfat có thể đạt tới khoảng 46,6 % so với tổng  lượng sunfua được  hình  thành,  và  được cho là do kết quả của quá trình phân hủy của các hợp CHC chứa  lưu  huỳnh  có  trong  nước thải [125].

Sunfua được hình thành trong quá trình khử một số CHC có chứa  lưu  huỳnh như các a xít amin (cystein, cystin, methionine, taurin). Quá trình thủy phân của cystein  được mô tả đơn  giản  hóa  như  trong  phương  trình  1.19 [57, 70]:

SHCH2CH2NH2COOH + H2O Æ CH3COCOOH + NH3 + H2S (1.19)

Cystein A xít Pyruvic

Nguồn: Gostenlow và nnk, 2001; Hvitved - Jacobsen, 2002 [57, 70]. Các nghiên cứu về sự hình thành sunfua trong HTTN thải  thường cho rằng lớp  bùn  được hình thành trong  các  đường ống cống  là  môi  trường thích hợp  để hình thành sunfua do các hoạt  động của VSV [52, 70, 142]. Tuy nhiên, diện tích lớp bùn

37

!

này có ảnh hưởng quan trọng hơn so với chiều dầy của lớp bùn. Holder (1994) nghiên cứu về ảnh hưởng của lớp bùn tới sự hình thành sunfua trong HTTN thải ở

Melbourne đã chỉ ra rằng lớp bùn (đóng vai trò như lớp màng sinh học) có thể hình thành với chiều dầy là 0,1 mm trong thời gian 1 tuần. Sự hình thành sunfua trong lớp bùn này có quan hệ tuyến tính với chiều dầy của lớp bùn tới khi lớp bùn đạt đến chiều dầy là 400 µm (0,4 mm), nhưng khi chiều dày lớp bùn tiếp tục tăng thì lượng sunfua sinh ra không tăng thêm, mà ổn định ở khoảng 6 gS/m2/ngày (Hình 1.9) [66].

Hình 1.9. Quan hệ tỷ lệ sunfua hình thành với chiều dầy lớp bùn

Nguồn: Holder, 1994 [66]. Trong điều kiện đất ngập nước thì quá trình hình thành sunfua không chỉ xảy ra ở lớp bùn trầm tích mà còn có thể xẩy ra ngay cả trong các tầng nước. Jorgensen (1979) nghiên cứu về chu trình sunfua trong hồ Solar (Hồ Solar ở Sinai, Ai Cập, có

độ sâu trung bình 5 m, tầng bùn trung bình 1 m) đã công bố có sự phân tầng của hồ, trong đó ởđộ sâu từ 3,5 m trở xuống thì hàm hượng ô xy suy giảm và điều kiện khử

chiếm ưu thế, khi đó H2S tăng nhanh và đạt tới 1 mmol/L ởđáy hồ. Ở tầng nước từ độ sâu 3,5 m đến 3,82 m, hàm lượng H2S tăng cao hơn so với các tầng bên dưới. Sự

khác biệt này là do lượng H2S hình thành không chỉ hình thành từ lớp trầm tích bùn mà còn có thểđược hình thành ngay trong các tầng nước khi điều kiện môi trường ở

38

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hình thành và phát tán Hydrosunfua từ sông Tô Lịch (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)