3. Những vấn đề đặt ra
4.2.1. Sự ra đời và những đặc điểm cơ bản của thể loại tiểu phẩm báo chí
giữa văn chương và văn chương báo chí là rất lớn, thậm chí lối diễn đạt trong văn chương, báo chí còn ảnh hưởng nặng nề của lối văn biền ngẫu, rườm rà.
4.2. Những đóng góp của Phan Khôi trong phát triển thể loại tiểuphẩm báo chí phẩm báo chí
4.2.1. Sự ra đời và những đặc điểm cơ bản của thể loại tiểu phẩm báochí chí
Trong lịch sử báo chí thế giới, tiểu phẩm được cho là đã xuất hiện từ cuối thế kỷ XVIII, trong thời gian diễn ra cuộc cách mạng dân chủ tư sản Pháp lần thứ nhất. Cũng như những thể loại báo chí khác, tiểu phẩm ra đời do yêu cầu khách quan của xã hội. Giai cấp tư sản tìm thấy ở tiểu phẩm một thứ vũ khí sắc bén để chống lại các thế lực phong kiến, quý tộc bảo thủ, phản động cùng chế độ phong kiến lỗi thời lạc hậu đã mục ruỗng từ bên trong. Ngay từ đầu, tiểu phẩm đã mang tính chiến đấu cao - là tiếng nói của giai cấp cách mạng, của khuynh hướng vận động tích cực chống lại giai cấp phản động, những tiêu cực, thói hư, tật xấu trong xã hội. Trên thế giới, “lịch sử tiểu phẩm thế giới đã từng gắn bó với những con người nổi tiếng, dùng ngòi bút của mình đấu tranh cho sự tiến bộ, công bằng xã hội, cho chủ nghĩa nhân đạo cũng như những lý tưởng tốt đẹp của nhân loại như: Tuốc-ghê-nhi-ép, Ghéc- xen, U-xpen-xki, Gor-ky, An-na-tôn Frăng, Lỗ Tấn... Các Mác, Ph.Ăngghen, V.I Lênin - những lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản thế giới, bên cạnh những tác phẩm khoa học, chính trị lớn của mình, cũng đã sử dụng tiểu phẩm báo chí
như vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù giai cấp” [100, tr.29]. Phẩm chất tiêu biểu tạo nên sức chiến đấu của tiểu phẩm chính là tiếng cười. Nhiều nhà văn, nhà báo lớn có tư tưởng tiến bộ ở Châu Âu trước đây, đã sử dụng tiểu phẩm trên diễn đàn báo chí công khai để châm biếm, giễu cợt, lên án sự thối nát, bất công của xã hội đương thời với những biểu hiện cụ thể về sự giả dối, lừa bịp trong hoạt động chính trị, hoạt động tôn giáo hoặc lợi dụng tôn giáo để thực hiện những mục tiêu chính trị vụ lợi, ích kỷ.
Những đặc trưng cơ bản của tiểu phẩm báo chí là: Tính châm biếm; sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa những phương pháp thể hiện của báo chí và những thủ pháp nghệ thuật của văn học, giữa ngôn ngữ thông tin chính luận với ngôn ngữ hình tượng nghệ thuật.
Ở Việt Nam, đến đầu thế kỷ XX, “trên thực tế, có lẽ phải đến những năm 30 của thế kỷ này, khi mà báo chí công khai phát triển rầm rộ thì tiểu phẩm mới thực sự khẳng định vai trò vị trí của mình là một thể loại báo chí có uy lực” [100, tr.30-31]. Trên văn đàn, báo chí Việt Nam, thể văn hài hước, châm biếm đã phát triển, thể hiện trên báo trong mục "Hài đàm" và tranh vẽ châm biếm đùa cợt. Thay vì phần ngẫu hứng kiểu văn chương, tiểu phẩm báo chí giờ đây đã nóng bỏng một ý thức xã hội và tính mục đích của nó luôn luôn được xác định như một lý do tồn tại của mỗi tác phẩm. "Trong báo chí, tiểu phẩm có dung lượng nhỏ và tần số xuất hiện ít hơn so với các thể loại: tin tức, phóng sự, bình luận v.v.... Nhưng với sự ra đời và phát triển của mình, tiểu phẩm khẳng định vai trò là một vũ khí sắc bén" [100, tr.32]. Các bài viết dạng này đề cập đến những vấn đề khá phức tạp, đa dạng. Hầu như mọi sự kiện của đời sống xã hội đều được các tiểu phẩm báo chí đề cập đến với dụng ý mỉa mai, đả kích...
Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cho rằng, trong làng báo tiếng Việt, có lẽ Phan Khôi là một trong những người đầu tiên viết thể tài tiểu phẩm, hài đàm này, coi nó như là một góc cho sự sáng tạo văn chương trên đất đai của
báo chí, là một thứ rất mới đối với một người vốn là con đẻ của nền Nho học cũ “có thể nói Phan Khôi là một trong những nhà báo, nhà văn Việt Nam viết thể loại hài đàm vào loại sớm nhất và phong phú nhất trên báo chí tiếng Việt. Tất nhiên là bên cạnh ông và sau ông cũng còn nhiều người khác viết hài đàm thành công như Ngô Tất Tố, Phùng Tất Đắc, v.v..." [12].