NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA PHAN KHÔI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN TIẾNG VIỆT TRONG BÁO CHÍ

Một phần của tài liệu Những đóng góp của phan khôi đối với báo chí việt nam đầu thế kỷ XX (Trang 124)

3. Những vấn đề đặt ra

NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA PHAN KHÔI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN TIẾNG VIỆT TRONG BÁO CHÍ

TIẾNG VIỆT TRONG BÁO CHÍ

Từ nửa cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX, ở Việt Nam tồn tại ba ngôn ngữ khác nhau: Chữ Hán, tiếng Pháp và chữ quốc ngữ. Chữ Hán, chỉ tồn tại ở dạng chữ viết chứ không trong dạng lời nói, chỉ thông dụng ở giới nho sĩ và giới quan lại của chính quyền, nhưng chính thứ văn tự vay mượn từ quá khứ lâu đời này lại chứa đựng một dung lượng ký ức văn hoá lịch sử đáng kể của dân tộc. Tiếng Pháp chữ Pháp bắt đầu được phổ biến, nhưng mới chỉ trong một bộ phận nhỏ cư dân (bộ phận viên chức). Tiếng Việt, với tư cách là tiếng mẹ đẻ, phổ thông trong rộng rãi cộng đồng ở dạng lời nói, nhưng có hai dạng văn tự ứng với nó là chữ Nôm và chữ quốc ngữ. Chữ Nôm, một mặt quá phụ thuộc chữ Hán, mặt khác chưa được chuẩn hoá để có thể thông dụng trong số đông công chúng; chữ quốc ngữ (tiếng Việt ghi bằng các ký tự của chữ latin) dần được phổ biến rộng ra, tự chứng tỏ là thứ chữ viết dễ sử dụng, nhưng việc chuyển sang dùng hệ văn tự này vẫn còn xa lạ với truyền thống.

Chính sách ngôn ngữ của chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam thể hiện điểm nhất quán là loại bỏ chữ Hán. Còn trong việc lựa chọn loại chữ thay thế, ý chí ban đầu là phổ biến và độc tôn chữ Pháp, tiếng Pháp, sau chuyển sang phương án mềm dẻo: Kết hợp sử dụng tiếng Pháp với tiếng Việt, chữ Pháp với chữ quốc ngữ. Nền học Pháp - Việt (sản phẩm của phương án mềm dẻo nói trên) trở thành cơ sở của hệ thống nhà trường phổ thông ở xã hội thuộc địa bấy giờ.

Đầu thế kỷ XX ở Việt Nam có hai phía đối lập nhau (chính quyền thực dân và sĩ phu yêu nước chống Pháp), nhưng đồng thuận ở chủ trương phổ cập chữ quốc ngữ vào dân chúng. Trong bài tham luận tại Hội nghị quốc tế Việt học, tổ chức tại Hà Nội, từ 15 - 17/6/1998, bàn về quá trình hiện đại hóa văn

học Việt Nam vào nửa đầu thế kỷ XX, GS Phong Lê nhận định: “Không đầy hai thập niên đầu thế kỷ, trong những thức nhận mới của đất nước, nền văn chương - học thuật của dân tộc bỗng chuyển sang một mô hình khác- mô hình quốc ngữ, với sức chuyên chở và phổ cập được trao cho phong trào báo chí, xuất bản bỗng lần đầu tiên xuất hiện và sớm trở nên sôi nổi như chưa bao giờ có trong ngót nghìn năm nền văn chương học thuật cổ truyền”

Giai đoạn này, chữ quốc ngữ trở thành đối tượng quan tâm hàng đầu cho các cuộc vận động canh tân - yêu nước và được vận dụng trên các hoạt động báo chí, xuất bản liên tục ngay từ thập niên đầu thế kỷ. Có thể thấy, hàng nghìn năm nền văn hóa cổ truyền đã tạo nên một mô hình ổn định cho sáng tác và tiếp nhận, trong đó cả chữ Hán và chữ Nôm đều đã có đời sống riêng gần như không mấy thay đổi. Nhưng, rất nhanh, trong hai thập niên đầu thế kỷ XX, nền văn chương, học thuật đã chuyển hướng sang mô hình chữ quốc ngữ. Lớp người nhận trách nhiệm tiếp nhận và chuyển tải, phổ biến chữ quốc ngữ vẫn là thế hệ các nhà nho, tiếp ngay sau thế hệ các chí sĩ yêu nước, mà đứng đầu là cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và những người sáng lập Đông Kinh Nghĩa thục. Đây là thế hệ chủ yếu vẫn thuộc lớp người được đào tạo trong nền Hán học, nhưng đã sớm giác ngộ sự cần thiết phải có vốn Tây học, để tiếp xúc với văn minh phương Tây; mong qua sự tiếp xúc ấy có thể tìm ra lời giải và cách thức giải quyết các vấn đề đang đặt ra của dân tộc, về mặt văn hóa, tinh thần. Họ có điều kiện tiếp nhận vốn học thuật phương Tây theo hai con đường: Qua Tân Thư, hoặc trực tiếp từ nền giáo dục Pháp - Việt. Lớp người này đã góp phần quan trọng tạo nên diện mạo văn chương - học thuật, báo chí trong một cuộc chuyển giao từ văn hóa cổ truyền sang nền học thuật mới bằng ngôn ngữ mới - tiếng Việt trong những thập niên đầu thế kỷ.

Và, như đã nêu ở trên, quá trình chuyển giao từ Nho học sang Tây học với mô hình chữ quốc ngữ được chuyên chở và phổ cập bởi báo chí. Đội ngũ

nhà văn, nhà báo bằng lao động sáng tạo của mình đã thực hiện trọng trách này, trong đó, Phan Khôi là nhà báo tiêu biểu.

Trong bài “Người bảo vệ ngôn ngữ dân tộc”, Vu Gia viết: “Bây giờ đọc lại những chồng báo cũ, tôi thấy Phan Khôi xứng đáng là chiến sĩ tiên phong, thậm chí còn là một kiện tướng trong việc cổ động và góp phần phát triển tiếng nói và chữ viết của dân tộc” [35, tr.490]; “Như con kiến cần mẫn nhặt từng hạt tấm, mẩu bánh, Phan Khôi không ngớt tìm tòi, và vui mừng khi thấy ai đó có suy nghĩ gì mới giúp cho tiếng nói và chữ viết của dân tộc được phát triển” [35, tr.491-492].

Một phần của tài liệu Những đóng góp của phan khôi đối với báo chí việt nam đầu thế kỷ XX (Trang 124)