3. Những vấn đề đặt ra
1.3.2. Hoạt động báo chí của Phan Khôi từ năm 1918 đến trước Cách mạng tháng Tám
Cách mạng tháng Tám
Năm 1918, Phan Khôi bắt đầu viết cho tạp chí Nam phongvới bút danh Chương Dân. Mục Nam âm thi thoại do ông xây dựng bắt đầu xuất hiện từ tạp chí này và được giới thiệu trên một vài tờ báo khác. Ông viết cả chữ Hán lẫn chữ Việt, với nhiều thể loại: Nghị luận, khảo luận lẫn sáng tác văn chương. Tuy nhiên, ngoài mục Nam âm thi thoại, tác giả chưa thể hiện được gì nhiều ở các bài mục khác.
Hơn một năm sau, Phan Khôi rời Hà Nội vào Sài Gòn. Tờ báo đầu tiên ở Sài Gòn mà Phan Khôi cộng tác là Lục tỉnh tân văn. Ông có bài đăng báo này ngay sau khi thôi cộng tác với tạp chí Nam phong ở Hà Nội. Những loạt bài kéo dài thành mục báo đăng nhiều kỳ của Phan Khôi trên Lục tỉnh tân văn
năm 1919 là những bài thường thức xã hội hoặc khảo về ngôn ngữ. Đó là mục
Làm dân phải biết và mục Ghi chép tiếng An Nam.
Ông trở ra Hà Nội, cộng tác dịch Kinh Thánh Ki-tô giáo cho hội thánh Tin Lành, đồng thời cộng tác với các tờ Thực nghiệp dân báo và tạp chí Hữu thanh. Đây là thời kỳ việc viết báo của ông ít hiệu quả.
Đầu năm 1928 được đánh dấu là thời kỳ thứ hai Phan Khôi góp mặt với báo chí Sài Gòn. Thời kỳ này kéo dài khoảng 5 năm (1928-1933), hoạt động báo chí của ông gắn với các tờ Đông Pháp thời báo, Thần chung, Phụ nữ tân văn, Trung lập tiếng Việt, và một số ít với các tờ Quần báo hoặc Hoa kiều nhật báo chữ Hán ở Chợ Lớn.
Trong số những bài Phan Khôi đăng trên Đông Pháp thời báo có một số bài bình luận thời sự chính trị, như “Cái tình thế chánh trị xứ Trung kỳ và Nhân dân đại biểu viện xứ ấy” (ra ngày 28-8-1928); “Ít lời lạm bàn về chánh sách của ông Pasquier, quan Toàn quyền mới Đông Pháp” (ra ngày 30-8-
1928), và khá nhiều bài chuyên luận hoặc bình luận sử học. Nổi bật là chùm bài tranh luận phản bác quan điểm“Cái thuyết nước Pháp giúp nước Nam về hồi cuối thế kỷ XVIII”; và những bài cũng phản bác “cái thuyết châu Âu sắp tan nát” của học giả Cô Hồng Minh (1856-1928), và nhận diện tình hình học thuật tư tưởng ở Trung Hoa đương đại, so sánh đặc điểm tư tưởng phương Đông và phương Tây.
Trên tờ Đông Pháp thời báo, phần văn học, Phan Khôi tham gia khá đa dạng: Sáng tác thơ, bình luận văn học, giới thiệu văn sĩ và văn chương nước ngoài, dịch thuật văn chương. Đặc biệt, chính trên tờ này, Phan Khôi đã bắt đầu viết tiểu phẩm (hài đàm). Dưới bút danh Tân Việt trong mục Câu chuyện hằng ngày do chủ báo Diệp Văn Kỳ đặt ra, Phan Khôi trở thành người viết chính. Và, ông tiếp tục thực hiện vai trò này trên tờ Thần chung (1920-1930). Viết cho báo Thần chung, Phan Khôi duy trì mục “Câu chuyện hằng ngày”, với bút danh Tân Việt. Trong loạt 21 kỳ của tiểu luận Cái ảnh hưởng của Khổng giáo ở nước ta (bắt đầu từ ngày 3-10-1929), Phan Khôi xuất hiện với họ tên thật của mình. Bên cạnh đó, ông vẫn dùng bút danh Chương Dân hoặc ký tắt C.D. trong những bài về ngôn ngữ, về thi văn và bút danh Khải Minh Tử cho một số bài báo chữ Hán trên tờ Quần báo của Hoa kiều ở Chợ Lớn.
Giữa năm 1929, Phan Khôi tham gia từ đầu đối với tuần báo Phụ nữ tân văn. Đây là tờ báo ghi dấu ấn thành công đáng kể của báo chí tiếng Việt những năm 1930, với lượng bài khá lớn: Khoảng trên 100 bài (trong tổng số 273 kỳ xuất bản tuần báo này từ 02-5-1929 đến 21-4-1935).
Những bài Phan Khôi đăng trên Phụ nữ tân văn, nổi bật vẫn là xoay quanh đề tài về giới nữ, với các thể loại nghị luận xã hội, khảo luận lịch sử, nghiên cứu văn học, sáng tác thơ văn. Trong đó, ông kiên trì quan điểm bình đẳng nam nữ. Những bài viết tiêu biểu như: “Việt Nam phụ nữ liệt truyện”(trên
Phụ nữ tân văn số ra các ngày 02-5, 13-6, 04-7, 01-8, 8-8, 15-8, 12-9-1929); “Tơ hồng nguyệt lão với hôn nhân tự do” (trên Phụ nữ tân văn ra ngày 12-9-1929);
“Chữ trinh: cái tiết với cái nết” (trên Phụ nữ tân văn số ra ngày 19-9-1929); “Vấn đề cải cách cho phụ nữ” (trên Phụ nữ tân văn số ra ngày 28-01-1932)...
Đặc biệt, năm 1930, đánh dấu sự tham gia, sự quan tâm của những độc giả có học vấn cao đối với Phụ nữ tân văn, mà khởi nguồn là do có loạt bài thảo luận của Phan Khôi về tư tưởng, học thuật. Ông đã khởi xướng các học giả tham gia thảo luận bằng cách đề nghị trao đổi hoặc chất vấn về nội dung học thuật, như “Đọc cuốn Nho giáo của ông Trần Trọng Kim” (trên Phụ nữ tân văn số ra ngày 29-5-1930); “Cảnh cáo các nhà học phiệt” (trên Phụ nữ tân văn số ra ngày24-7-1930)…
Tờ báo thứ tư ở Sài Gòn mà Phan Khôi tham gia là nhật báo Trung lập. Lượng bài Phan Khôi viết và đăng Trung lập nhiều nhất so với ba tờ báo Sài Gòn đã nêu trên. Ba mục ghi đậm dấu ấn Phan Khôi trên Nhật báo Trung lập, đó là: Hài đàm “Những điều nghe thấy”, các bài chính luận và mục văn chương. Tòa soạn Trung lập dành riêng mục hài đàm Những điều nghe thấy
cho ông viết với bút danh Thông Reo (lúc đầu ông lấy bút danh Tha Sơn). Mục quan trọng thứ hai là các bài chính luận. Chỉ sau hơn một tháng, khi tờ
Trung lập đổi mới ra đời, Phan Khôi đã khởi xướng cuộc bút chiến giữa hai tờ
Trung lập và Đuốc nhà Nam, bàn về thái độ đối với các sự biến vừa xảy ra lúc đó ở Nam Kỳ, như: Trong khi nông dân biểu tình bị đàn áp đổ máu, các nhân vật hàng đầu của đảng Lập hiến giấu mặt im lặng… hay trước những sự biến liên quan đến vận mệnh dân chúng. Loạt bài này được bắt đầu từ bài “Ý kiến Trung lập: Phải nói minh bạch” (trên Trung lập số ra ngày 20-6-1930) đến loạt bài, gồm 4 kỳ “Về các cuộc biểu tình ở Nam Kỳ vừa rồi” và bình luận về các vấn đề của đảng Lập hiến Nam Kỳ. Năm 1929, chính Phan Khôi trên báo
Thần chung đã có bài luận về bút chiến với chủ nhiệm Đuốc nhà Nam
Nguyễn Phan Long: “Vài lời hỏi ông Nguyễn Phan Long, chủ nhiệm ‘Đuốc nhà Nam’, đăng trên Trung lập số ra ngày 19-7-1930; “Một sự buồn trong báo giới” (đăng trên Trung lập số ra ngày 21-7; 24-7; 1-8-1930). Một bài
bình luận quan trọng nữa là bài báo đăng 4 kỳ với nhan đề “Vấn đề cải cách”
(trên Trung lập, số ra các ngày09-8; 12-8; 13-8; 18-8-1930).
Những đóng góp về văn chương của Phan Khôi trên Trung lập cũng gần gũi với các bài loại này mà ông đăng trên Phụ nữ tân văn. Thông thường, một bài của ông nếu không đăng trên tờ này thì sẽ đăng trên tờ kia và ngược lại, trong một số trường hợp có những bài đăng đồng thời cả trên hai tờ đó, chẳng hạn những bài ông thảo luận với Trần Trọng Kim, Phạm Quỳnh, Huỳnh Thúc Kháng, những bài ông tranh luận về “quốc học” với Lê Dư, v.v…. Riêng ở Trung lập Phan Khôi có khá nhiều bài về ngôn ngữ, về các thể loại văn chương, như ông tham gia cuộc thảo luận về văn nghị luận của báo chí ngoài Bắc, ủng hộ lối văn Hoàng Tích Chu (khác với Ngô Tất Tố là người khởi lên cuộc bài xích lối văn này), nhận xét chỗ được và chưa được ở bộ Việt Nam tân tự điển của Hội khai trí tiến đức, v.v… Ông không chỉ thường xuyên có bài về thời sự nước Tàu mà còn có nhiều bài dịch thuật, giới thiệu văn hoá Trung Hoa, đáng kể nhất là bài giới thiệu Thương vụ ấn thư quán ở Thượng Hải (đăng trên Phụ trương văn chương số 36 ngày 31-12-1931; số 37 ngày 9-1-1932). “Phụ trương văn chương” của báo Trung lập cũng đăng nhiều bài Phan Khôi trích dịch Sử ký của Tư Mã Thiên, Tùy Viên thi thoại của Viên Mai, v.v…
Cũng trong những năm sống và viết báo tại Sài Gòn, Phan Khôi đồng thời cộng tác với một số tờ báo ở Hà Nội. Trước hết là những bài viết về học thuật của ông đăng các báo trong Nam được không ít tờ báo ngoài Bắc như
Ngọ báo, Đông tây, Thực nghiệp, v.v… đăng lại; thứ hai là loại bài ông viết riêng cho các báo ở Hà Nội. Như, loạt bài trong mục Độc thư tùy bút đăng trên báo Phổ thông từ 02-9 đến 07-10-1930. Chủ bút Đông tây là Hoàng Tích Chu (1897-1933) đặc biệt ưa thích ngòi bút Phan Khôi, sau lần chủ nhiệm
Đông tây vào Nam gặp gỡ đồng nghiệp, cuối năm 1930, sau đó, độc giả bắt đầu thấy Phan Khôi có những bài viết riêng cho tờ báo này, khi ấy được coi như tờ báo của giới trẻ đất Bắc. Đó là loạt bài trích thư Nguyễn Pho kể
chuyện ngành Trung Hoa học ở trường Đại học bên Pháp (Đăng trên Đông tây, các số 23-5; 30-5 và 3-6-1931), tiếp đó là những bài về học thuật (Đôi điều nên biết về Nho giáo, Đông Tây, các số 26-8; 02-9; 05-9; 23-9; 30-9- 1931), về việc trừng trị quan lại ăn hối lộ (đăng trên Đông Tây, các số 21-10- 1931; 28-11-1931), nhận xét về sự thiếu vệ sinh và văn hóa đô thị nói chung của người Việt (đăng trên Đông Tây, ngày 14-10-1931), bàn về quyền tự do ngôn luận (đăng trên Đông Tây, các số 21-11-1931; 12-12-1931), đặc biệt là loạt bài tham gia luận bàn về “vấn đề quốc học” do những tranh luận giữa Trịnh Đình Rư và Lê Dư khởi ra.
Tháng 4 năm 1933, khi Phan Khôi từ Sài Gòn ra Hà Nội, không còn cơ hội làm việc với tờ Đông Tây nữa vì tờ này đã bị đóng cửa (sau số 222 ngày 25-7-1932), nhà báo Hoàng Tích Chu đã mất. Vì vậy, từ giữa tháng 5 năm ấy, ông bắt đầu tái xuất hiện trên tờ Thực nghiệp dân báo, chủ yếu là trong vai Bướng Nhân của mục “Bướng Nhân nhật ký” (từ 25-5 đến 4-7-1933); mục này sau đó chuyển thành mục mới "Chuyện dóc tổ”, nhưng cũng chỉ sau 2 kỳ (25-8; 26-8-1933), ông chấm dứt cộng tác với Thực nghiệp dân báo.
Từ 17-9-1933, Phan Khôi bắt đầu xuất hiện trên tờ Phụ nữ thời đàm. Ông có 22 tuần làm việc trong vai trò chủ bút và là người viết chính của tờ tuần báo Phụ nữ thời đàm tập mới này. Điểm nổi bật của tuần báo này đó là tờ báo đã trình ra một thái độ xã hội cấp tiến, khác hẳn thái độ bảo thủ của tờ báo cũ, nhất là trên vấn đề phụ nữ. Hầu như số nào cũng có một bài ngắn, ký Phan Khôi hoặc P.K., nêu một khía cạnh liên quan đến nữ giới, với rất nhiều nội dung: Bàn về “ý nghĩa thật sự của vấn đề phụ nữ ở xứ ta” (Phụ nữ thời đàm, 17-9-1933), nêu các việc đáng quan tâm gắn với phụ nữ và trẻ em. Phan Khôi tiếp tục công việc của ngòi bút bình luận thời sự với mục Dưới mắt chúng tôi; ông cũng không quên chọn dịch các sự tích nhân vật trong các truyện ký chữ Hán thời trước cho mục Chuyện cũ nước nhà. Nhưng điểm mới mẻ nổi bật ở ngòi bút ông thời kỳ này là các bài viết được gọi chung là “tiểu
phê bình”, từ “tiểu phê bình về nhân vật” đến “tiểu phê bình về phong tục”, “tiểu phê bình về báo chí, sách vở”.
Cuối năm 1934, Phan Khôi trở lại cộng tác với Phụ nữ tân văn (Sài Gòn), góp mặt bằng một số bài nghị luận quan trọng: “Trên lịch sử nước ta không có chế độ phong kiến”, Phụ Nữ tân văn, số 268, ngày 29-11-1934; “Câu chuyện lấy vợ đầm”, Phụ Nữ tân văn, số 269, ngày 6-12-1934; “Thánh hiền ta đời xưa chưa hề có tư tưởng dân chủ”, Phụ Nữ tân văn, số 270, ngày 13-12-1934; “Ý kiến tôi đối với sự bỏ kiểm duyệt báo quốc ngữ”, Phụ Nữ tân văn, số 271, ngày 20-12-1934. Nhưng đây cũng là thời điểm kết thúc của tờ báo từng gắn bó nhiều nhất với những thăng hoa trong đời làm báo của Phan Khôi. (Phụ Nữ tân văn ngừng ở số 271; sang năm 1935 tục bản, chỉ được 2 kỳ: số 272, ngày 11-4 và số 273, ngày 20-4-1935).
Đầu năm 1935, Phan Khôi ra Huế, làm chủ bút nhật báo Tràng An. Đây là tờ báo tiếng Việt, ra 2 kỳ/tuần, là một trong hai tờ báo mới ra ở Huế từ 1-3- 1935, chủ nhiệm là Bùi Huy Tín. Ngoài các bài xã luận về thời sự xã hội ký tên Phan Khôi hoặc ký tên tòa soạn, ông còn mở nhiều mục cho các loại bài phiếm luận, tạp trở như “Có có không không”,“Nhớ đâu nói đó” , ông viết và lấy bút danh Tuệ Tinh, C.D., Sao Đuôi…; mở mục “Chuyện rông” cho Hoài Thanh viết dưới bút danh Nhà Quê; rồi các mục mở cho ngòi bút của Tiêu Diêu Tử (tức Tiêu Viên Nguyễn Đức Bính), cho Hương Giang Lão Nhân, Hương Giang Thiếu Niên, cho các cây bút trẻ như Trần Thanh Mại, Phan Nhưng, v.v… Tờ báo trong thời gian Phan Khôi là chủ bút cũng là nơi đăng bài của Hoài Thanh trong cuộc tranh luận “vị nghệ thuật - vị nhân sinh”.
Đầu tháng 8-1936, ông cho ra mắt tờ tuần báo Sông Hương, tờ báo duy nhất trong đời mình, Phan Khôi là người sáng lập, chủ nhiệm kiêm chủ bút. Ông duy trì tờ báo qua 32 kỳ, tạm ngừng sau số ra ngày 27-3-1937. Trong 32 kỳ Sông Hương, Phan Khôi đã tập hợp được khá đông những cây bút khác nhau, nhiều nhất là những cây bút thiên về nghị luận, dù viết khảo cứu hay
phê bình, văn học hay sử học: Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan, Trương Tửu, Thiếu Sơn, Trần Thanh Mại, Lê Tràng Kiều, Phan Thị Nga, Từ Ngọc, Phan Nhưng, v.v…, cạnh đó là một số cây bút sáng tác: Vũ Trọng Phụng, Lưu Trọng Lư, Nam Trân, Nguyễn Đình Miến, Xuân Tâm, Xuân Diệu, Lan Viên…
Về phần mình, Phan Khôi viết nhiều loại bài mục, từ các bài nghị luận về thời sự xã hội đến các bài nhỏ, nhằm lấp kín các góc trống mà chỉ những người làm thứ báo sắp chữ in khuôn mới biết rõ. Ông tiếp tục các đề tài sử học, ngữ học quen thuộc; ông cũng tạo những mục mới: Sử liệu từng mảnh vụn, Lý luận của tôi, bên cạnh những mục ông từng viết ở các báo khác như:
Ngự sử đàn văn, Chương Dân thi thoại… Ông cũng cho in lại tập bài giảng
Hán văn độc tu từng in trên Phụ nữ tân văn năm 1932.
Thời gian ở Huế, Phan Khôi đã tập hợp lại các bài viết trong mục Nam âm thi thoại của mình, cho xuất bản dưới tên mới Chương Dân thi thoại. Đây cũng là quyển sách đầu tiên ông xuất bản.
Sau khi bán tờ Sông Hương, Phan Khôi vào lại Sài Gòn, chủ yếu dạy học tại trường tư thục Chấn Thanh mà chủ nhân là một người Quảng Nam, trường này chuyển về Đà Nẵng vào cuối năm 1941, Phan Khôi về sống ở làng Bảo An quê nhà. Suốt thời gian đó (1937-1941), Phan Khôi vẫn viết báo, nhất là vẫn theo đuổi những tranh luận với đồng nghiệp ở các nơi: Trong năm 1936, khi đang chuẩn bị ra tờ Sông Hương, Phan Khôi cộng tác với Hà Nội báo (chủ nhiệm Lê Cường, chủ bút Lê Tràng Kiều), đóng góp những bài về lịch sử (Một me tây thuở Gia Long - Minh Mạnh, số 17, 29-4-1936), về ngôn ngữ (Về sự thay đổi mấy vần quốc ngữ, số 19, 13-5-1936), về nghề làm báo (Cái ác ý bởi nghề nghiệp, số 23, 10-6-1936), về thể loại (Thơ tình trong kinh điển, số 20, 20-5-1936; Văn học tiểu thuyết là cái quái gì?, số 21, 27-5-1936) hoặc nhân vật (Cái chỗ buồn cười của ông Lương Khải Siêu, số 26, 01-7-1936)…
Trong năm 1937-1938, Phan Khôi cộng tác với Đông Dương tạp chí
soạn phần chữ Việt), có bài đăng liên tục từ số 24 (23-10-1937) đến những số cuối cùng, trong đó đáng chú ý nhất là những bài ông bàn về Nhà nho và dân chủ (số 33, 25-12-1937), Nhà nho với quân chủ (số 36, 20-01-1938), về các nhân vật Trung Hoa như Cô Hồng Minh (số 24, 23-10-1937), Tôn Văn (số 25, 30-10-1937), nữ tác gia Hoàng Lư Ẩn (số 27, 13-11-1937), luận về địa vị văn học Trung Hoa trên đàn văn thế giới (số 28, 20-11-1937), về các nhân vật Việt Nam (Hạng “lương dân” của Phan Châu Trinh hay là từ Nguyễn Thuật, Hồ Lệ đến Bùi Bằng Đoàn, số 30, 04-12-1937; Nội các với ngự tiền văn