3. Những vấn đề đặt ra
1.3.3. Hoạt động báo chí của Phan Khôi từ Cách mạng tháng Tám đến cuối đờ
đến cuối đời
Thời gian ở Việt Bắc (1947-1954), ông tập trung vào hai loại công việc: nghiên cứu tiếng Việt và dịch thuật. Trong số các bài viết về tiếng Việt, bài Một phương pháp dạy văn pháp tiếng ta từng được trình bày tại Hội nghị văn hóa toàn quốc lần II (tháng 7-1948) và in trong kỷ yếu của hội nghị này; ba bài (Phân tích vần quốc ngữ, Một vài nhận xét trong tiếng ta theo chữ Nôm, Tiếng đệm) được Hội Văn hóa Việt Nam cho in năm 1949; tám bài viết khác, vào năm 1950 được Hội Văn hóa Việt Nam cho in thành cuốn sách Tìm tòi trong tiếng Việt.
Ông chủ yếu cộng tác với tạp chí Văn nghệ của Hội Văn nghệ Việt Nam, mỗi năm đăng một vài bài, ví dụ năm 1948 đăng Thơ tặng một vệ quốc quân (số 7, tháng 12), Vì sao tôi viết tiểu thuyết (dịch của Lỗ Tấn, số 3, tháng 6, 7); năm 1949: Chúc phước (dịch của Lỗ Tấn, số 8, 9, tháng 01, 02), Tìm tòi trong tiếng Việt I (số 15 và 16, tháng 9 và 10); năm 1950: Tìm tòi trong tiếng Việt II (số 19, tháng giêng); giới thiệu tiểu thuyết Thời gian, tiến lên của V. Katayev (số 22, tháng 4), Giới thiệu thơ Trung Hoa hiện đại (số 24, tháng 6),
Đọc cuốn Sử cách mạng cận đại Việt Nam của Trần Huy Liệu (số 25, tháng 8), Phát biểu tranh luận sân khấu (số 26, tháng 9); năm 1953: Một vị học giả mác-xít thiên tài (viết về Xít-ta-lin, số 40, tháng 3); năm 1954: Phấn đấu để sáng tạo những tác phẩm văn học ngày càng hay hơn… (dịch của Chu Dương, số 44, tháng 2). Trong giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam 1951- 1952, Phan Khôi được trao giải về tất cả các bản dịch thực hiện trong thời gian này. Tại Việt Bắc thời kháng chiến, Phan Khôi xuất bản được 3 cuốn sách mỏng: Tìm tòi trong tiếng Việt (1950), Chủ nghĩa Mác và ngôn ngữ học
(dịch của Stalin, 1951), Thù làng (truyện, dịch của Mã Phong, 1952).
Trở về Hà Nội sau hòa bình lập lại, Phan Khôi cũng tập trung vào dịch thuật, trước hết là các tác phẩm của Lỗ Tấn. Ông cho xuất bản một loạt cuốn sách: Ánh lửa đằng trước (dịch truyện của Lưu Bạch Vũ, 1954), Việt ngữ nghiên cứu (1955), Tuyển tập tiểu thuyết Lỗ Tấn (dịch, 1955), Tuyển tập tạp văn Lỗ Tấn (dịch, 1956), Tuyển tập tiểu thuyết Lỗ Tấn, tập II (dịch, 1957).
Trong dịp kỷ niệm 20 năm ngày mất văn hào Trung Quốc Lỗ Tấn (1881-1936), Phan Khôi có một loạt bài nói và viết: Lỗ Tấn, một đại văn hào của Trung Quốc và thế giới (Nhân dân, 28-8-1955), Sự đấu tranh về văn học của Lỗ Tấn (Văn nghệ, số 92, 27-10-1955), Đời sống và sự nghiệp văn học của Lỗ Tấn (bài nói tại lễ kỷ niệm Lỗ Tấn tại Hà Nội, 30-10-1955), Phát biểu tại lễ kỷ niệm 20 năm mất Lỗ Tấn tổ chức tại Bắc Kinh (đăng báo Văn nghệ, số 145, 02-11-1956).
Trên các đề tài khác, Phan Khôi có bài giới thiệu Lý Cơ Vĩnh, người được xem là sáng lập văn học hiện đại Triều Tiên, nhân 60 năm ngày sinh nhà văn này (Văn nghệ, số 74, 10-6-1955); ông hưởng ứng đề tài đấu tranh thống nhất bằng những bài về Nguyễn Đình Chiểu, một nhà nho chân chính miền Nam (Văn nghệ, số 132, 02-8 và số 133, 09-8-1956), bằng các bài tạp văn trong chuyên mục trào phúng Mũi nhọn ký bút danh Tơ-hông-re-o (Văn nghệ,
Thời kỳ 1954-1958, ngoài các báo của nhà nước và các đoàn thể từ vùng kháng chiến chuyển về, ở Hà Nội còn có khá nhiều báo chí tư nhân và nhà xuất bản tư nhân. Sau lớp nghiên cứu lý luận văn nghệ do Hội Văn nghệ Việt Nam mở (từ 01 đến 18-8-1956), Phan Khôi cũng như không ít văn nghệ sĩ khác đã lên tiếng góp ý với lãnh đạo (thường mới chỉ là lãnh đạo các ngành, mà trước hết là ngành văn nghệ) về một số khuyết điểm trong công tác quản lý; không chỉ viết trên các báo nhà nước và đoàn thể, họ còn viết và đăng trên các ấn phẩm tư nhân. Bài báo Phê bình lãnh đạo văn nghệ của Phan Khôi (Giai phẩm mùa thu tập I, Minh Đức xuất bản, Hà Nội, 29-8-1956, tr. 3-16) nói về những bất cập trong việc xét giải thưởng văn học 1954-55 của Hội Văn nghệ Việt Nam, đã gây ra những thảo luận trong giới văn nghệ.
Tháng 9-1956, Phan Khôi nhận lời đứng làm chủ nhiệm tờ tuần báo
Nhân văn của một nhóm văn nghệ sĩ; ông chỉ đăng một bài Trả lời một nhà báo ở Sài Gòn (số 1, 20-9-1956) trên báo này và hầu như không làm công việc tòa soạn, một phần vì bận với chuyến đi Trung Quốc dự kỷ niệm ngày mất của Lỗ Tấn, nhưng Phan Khôi không hề thoái thác trách nhiệm của mình trước sự lên án của dư luận chính thống suốt thời gian tờ báo còn hoạt động và ngay cả sau khi tờ báo bị cấm (từ 15-12-1956).
Đầu năm 1957, Phan Khôi tham dự Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ hai (từ 20 đến 28-02-1957), tham gia Hội nghị thành lập Hội nhà văn Việt Nam (từ ngày 01 đến 04-4-1957), được kết nạp làm hội viên của Hội, tham gia các cuộc thảo luận về thơ do tuần báo Văn (Hội Nhà văn Việt Nam) tổ chức. Ông cũng cộng tác với Tạp chí Văn nghệ (từ đây thuộc Hội Liên hiệp văn học và nghệ thuật Việt Nam) mà bài đăng sau cùng của ông là bản dịch tạp văn Lỗ Tấn nhan đề Chúng ta không bị lừa lần nữa đâu (Tạp chí Văn nghệ, số 6, tháng 11-1957). Tác phẩm đăng báo cuối cùng của ông khi sinh thời có lẽ là truyện ngắn Ông Năm Chuột (Văn, số 36, 10-1-1958).
Gần 40 năm cầm bút, trên diễn đàn báo chí, Phan Khôi đã hoạt động liên tục, có tờ ông làm chủ nhiệm, chủ bút: Phụ nữ Thời đàm (1933), Tràng An (1936), Sông Hương (1936-1937); đặt dấu ấn đậm nét trên các tờ Đông Pháp Thời báo, Thần chung và đặc biệt là Phụ nữ Tân văn. Ngòi bút của ông luôn tung hoành trên các mặt báo. Dưới bút pháp nghị luận sắc sảo, đanh thép, ông không ngần ngại phê phán chế độ xã hội đương thời, đấu tranh cho tự do và bình đẳng xã hội. Cùng với bút pháp nghị luận, nhà báo - học giả Phan Khôi đã góp phần phản ánh hiện thực xã hội đương thời, bảo tồn và phát triển tiếng Việt, đấu tranh cho bình đẳng giới, giải phóng phụ nữ… Ông đã góp phần mở mang dân trí - “Khai dân trí” theo “tư tưởng dân quyền” của phong trào Duy tân trên mặt báo chí nói chung và trên báo Phụ nữ Tân văn
nói riêng. Với quá trình hoạt động và công hiến trong vai trò của một ký giả xuất sắc, một học giả uyên bác, ông thực sự có công vào sự phát triển nền báo chí Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Những chương tiếp theo sẽ nghiên cứu, khẳng định sự đóng góp này.
Chương 2