Trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ Nhất

Một phần của tài liệu Những đóng góp của phan khôi đối với báo chí việt nam đầu thế kỷ XX (Trang 46)

3. Những vấn đề đặt ra

1.2.2. Trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ Nhất

1.2.2.1. Bối cảnh

Tháng 08 năm 1914, Chiến tranh thế giới lần thứ Nhất bùng nổ. Cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa này đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống chính trị và văn hóa ở các nước thuộc địa do chính sách vơ vét sức người, sức của của thực dân.

Về chính trị, thực dân Pháp tiến hành các hoạt động: “Chấn chỉnh quan trường”, bố trí cho “Hoàng thượng ngự giá Bắc tuần”, ban hành “Hoàng Việt Tân luật”, “chính sách thuế mới”, củng cố “Hội đồng tư vấn”... “Trên lĩnh vực văn hóa giáo dục, một chính sách thực dân bằng sách vở được đem ra thực hiện. Bọn thống trị ra sức đào tạo từ trong lớp người “đã sống nhờ vào chúng ta (thực dân) và ở bên cạnh chúng ta nhưng mù tịt về truyền thống của giống nòi và xa lạ với môi trường sống của mình” ... “một đội ngũ những tên tay sai trợ lực cho công cuộc cai trị thuộc địa và phục vụ cho “chiến thắng của mẫu quốc” [40, tr.51]. Ngược lại với “một nền thịnh vượng chung” mà bọn chúng mong ước, chiến tranh vừa bùng nổ, các nhà cách mạng chỉ trông ở thời cơ này để hô hào và hành động nhằm nêu cao quốc kỳ Việt Nam trên thế giới. Hàng loạt các hoạt động vũ trang liên tiếp nổ ra ở biên giới phía Bắc, cuộc khởi nghĩa của Vua Duy Tân, vụ phá Khám Lớn ở Sài Gòn khiến bọn thực dân không yên. Để đối phó, thực dân Pháp vừa thẳng tay đàn áp, vừa ráo riết thi hành chủ thuyết “Pháp Việt đề huề”. Nằm trong toàn bộ chính sách văn hóa và tư tưởng, báo chí một lần nữa được bọn thực dân tận dụng như một thứ vũ khí lợi hại.

1.2.2.2. Một số tờ báo tiêu biểu

Đầu năm 1915, báo chí ở Bắc Kỳ có bước phát triển với sự phân thân của Đông Dương Tạp chí: có thêm phụ chú là “Học báo” ra ngày Chủ nhật hàng tuần chuyên sâu vào khảo cứu, học thuật và sư phạm. Tiếp theo đó là sự xuất hiện của hai tờ Trung Bắc Tân vănCông thị báo.

Sau khi đặt chân lên Đông Dương với những nhiệm vụ mới của tình hình thời chiến, Toàn quyền Raume tức tốc triển khai một kế hoạch toàn diện cho công cuộc cai trị thuộc địa. Tháng 6 - 1915 “Thư viện truyền bá được thành lập” thu hút toàn bộ công việc xuất bản sách báo ở Đông Dương, dưới sự cai quản của Cơ quan mật thám Đông Dương cùng với Nha các vấn đề chính trị và bản xứ thuộc Phủ toàn quyền. Thư viện truyền bá thông qua 2 ấn

phẩm: Đông Dương Tạp chí - tuần báo văn chương, khoa học và giáo dục và

Trung Bắc Tân văn - thời báo chính trị, kinh tế.

Tờ báo lớn nhất thời kỳ này là Nam Phong Tạp chí, gắn liền với tên tuổi Phạm Quỳnh, ra số đầu tiên vào tháng 7-1917. Tính đến số cuối cùng, ra ngày 16-12-1934, bộ sưu tập Nam Phong gồm 210 số báo, chia làm 3 thời kỳ: Thời kỳ đầu (1917-1925) hoạt động trong khuôn khổ Hội khai trí tiến đức; giai đoạn (1925 - 1932), bên cạnh xu hướng chính trị quốc gia cải lương, Nam Phong còn phát triển nghiên cứu học thuật, hướng theo Âu Tây tư tưởng - văn hóa, tạo ra một thế lực chính trị theo chủ thuyết lập hiến do chính Phạm Quỳnh đứng đầu; thời kỳ cuối (1932-1934) Phạm Quỳnh bỏ vào Huế làm quan thượng thư cho Nam Triều, Nguyễn Tiến Lãng đứng làm chủ bút. Từ đây, tờ báo suy giảm chất lượng, mất dần bạn đọc và phải tự đình bản.

Một phần của tài liệu Những đóng góp của phan khôi đối với báo chí việt nam đầu thế kỷ XX (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w