Những đóng góp của Phan Khôi với Việt ngữ học

Một phần của tài liệu Những đóng góp của phan khôi đối với báo chí việt nam đầu thế kỷ XX (Trang 126)

3. Những vấn đề đặt ra

3.1.Những đóng góp của Phan Khôi với Việt ngữ học

Trong suốt hơn 40 năm gắn bó với nghiệp viết, Phan Khôi đã sử dụng tiếng Việt để viết, chủ yếu là viết báo, dịch thuật. Và, qua thực tế sử dụng tiếng Việt, ông nghiên cứu tiếng Việt. Nhìn từ góc độ ngôn ngữ học, không thể phủ nhận những đóng góp của ông bằng cả tâm huyết, trách nhiệm, trí tuệ đối với quá trình bảo vệ và phát triển ngôn ngữ quốc gia tiếng Việt, với những công trình nghiên cứu tiếng Việt tiêu biểu gồm:

- Bài “Một phương pháp dạy văn pháp tiếng ta”, đây là bài thuyết trình tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Đông Lĩnh, 1948, là bài nghiên cứu khá sâu về tiếng Việt. Trong đó, ông cho rằng, đối với tiếng Việt thì phương pháp dạy ngữ pháp theo từ bản vị - lấy từ làm căn bản của ngữ pháp - như lâu nay là không thích hợp; nên ông đề nghị thay bằng phương pháp dạy ngữ pháp theo cú bản vị - lấy câu làm căn bản của ngữ pháp. Phần đồ giải chiếm dung lượng lớn trong bài thuyết trình, ông cho biết nó có xuất xứ từ Châu Âu, ông nghiên cứu và cụ thể hóa để ứng dụng theo các đặc điểm của tiếng Việt.

- Bài “Phân tích vần quốc ngữ”, ông viết tháng 11 năm 1948, in tipo phát hành lần đầu năm 1949. Sau đó, ông bổ sung phần “Viết thêm về sau” để đính chính vào ngày 05-2-1950 và phần “Cắt nghĩa thêm”, ngày 05-11-1954.

Khi nghiên cứu lần đầu (11-1948), ông cho rằng tiếng Việt có hai mươi ba chữ cái, mười hai nguyên âm cùng vần xuôi, vần ngược và năm dấu huyền,

sắc, nặng, hỏi, ngã. Theo ông, nói như thế chưa chắc đã chính xác, nhưng cứ tạm công nhận như vậy để tiến hành phân tích, làm rõ công dụng của mỗi loại nói riêng và giá trị của tiếng Việt nói chung. Ông quan niệm, nghiên cứu tiếng Việt phải trong trạng thái động, và coi đó là công việc phải làm vĩnh viễn, bởi vì khi thời đại tiến hóa thì ngôn ngữ cũng sẽ phải tiến hóa. Mà ngôn ngữ tiến hóa tức là dân tộc tiến hóa. Ông khảo sát và phân tích, bắt đầu từ chữ cái, rồi lần lượt đến nguyên âm, nguyên âm ghép, nguyên âm phụ, phụ âm, âm giai, âm hệ, thứ tự và sự phối hợp năm dấu với bốn thanh, vận và vận hệ, gồm: hệ trắc, hệ trắc nhập, cùng với vận hệ hai, vận hệ ba.

Khi viết xong bài nghiên cứu, ông tiếp tục nghiền ngẫm và nhận ra rằng có những chỗ viết sai hoặc chưa rõ. Vì vậy, ông thực hiện phần viết thêm về sau hai lần nữa. Lần viết thêm thứ nhất vào ngày 05-02-1950. Ông muốn làm rõ nội dung: Ở đầu bài nghiên cứu trước, ông cho rằng, gọi “vần quốc ngữ” là không có nghĩa gì cả, vì đó chưa phải là vần; thì nay ông thừa nhận: Nói như vậy là sai, bởi vì tiếng Việt lấy vần xuôi ngược làm chính, cho nên gọi “vần quốc ngữ” là đúng lắm, sao lúc trước ông lại bảo là vô nghĩa được? Lần thứ hai, vào ngày 15-11-1954, ông cắt nghĩa thêm đối với một số vấn đề ông viết chưa rõ trong bài nghiên cứu đó. Như, đối với phụ âm, ông viện dẫn các căn cứ từ chữ La tinh, chữ Hán, để nói rõ: Gọi là phụ âm, chỉ có nghĩa là phụ với nguyên âm. Đối với thanh âm và từ ngữ, ông viện dẫn lịch sử Trung Hoa, tiếng Quảng Đông, tiếng Bắc Kinh để khẳng định: Giữa tiếng ta và tiếng Tàu, cách kết cấu có khác nhau, nhưng về thanh âm và từ ngữ thì rất có liên quan với nhau, cần phải được nghiên cứu sâu thêm nữa. Một nội dung khác nữa là trong bài nghiên cứu ông dùng “từ ngữ đôi”, thì nay ông thấy dùng như vậy chưa thỏa đáng.

- Bài “Một vài nhận xét tiếng ta theo chữ Nôm”, ông viết năm 1948. Trong bài này, ông tập trung khảo sát sự không phân biệt trong khi nói của người Việt hiện đại đối với âm d-gi, ch-tr, s-x, dấu hỏi - dấu ngã. Ông căn cứ vào các sách viết bằng chữ Nôm còn lại để khẳng định rằng: Người Việt ở

miền Bắc sáu bảy trăm năm trước vốn có phân biệt những âm này. Ông còn tìm ra sự gần gũi (theo cách gọi của ông là sự thông nhau) giữa d - đ, và ông đặt câu hỏi: Nguyên cơ là đâu mà người đời nay toan đánh lộn sòng giữa d - gi. Ông thấy có nhiều chữ Hán - Việt phát âm bằng d và gi, để sáng tỏ điều này, ông khảo sát xem người Trung Hoa đọc những chữ ấy như thế nào, thì thấy là người Quảng Đông có phân biệt. Cũng bằng cách nghiên cứu, khảo sát thận trọng như vậy, ông nghiên cứu về chữ ch và tr, thì thấy chữ Hán - Việt, người Việt hiện đại và người quảng Đông đều không phân biệt, và không theo một quy luật nào; nhưng với những chữ thuần Nôm thì người Việt ở miền Bắc thời xưa có phân biệt d - gi, ch - tr. Qua nghiên cứu, ông còn thấy được sự tương quan giữa chữ tra với chữ gia; giận - trận; giọng - trọng; giời - lời; b - v. Ông tự nhận thấy một vài nhận xét của ông ở đây là nông nổi, lẻ loi, vụn vặt, một mình nó tất nhiên không có lợi gì ngoài việc tìm cho biết đúng cổ âm. Và ông bày tỏ mong muốn: Nước Việt Nam rồi đây cũng có một ngành cổ âm học của mình, như ngành cổ âm học của Trung Hoa do Cô Viêm Vũ dựng nên. Bài này, ông cũng có mục viết thêm về sau: Viết thêm về sau về “tr” và “l” vào năm 1951 và “Mấy chữ Nôm lạ mắt”, ngày 19-12-1953.

Ba bài nghiên cứu về tiếng Việt nói trên của ông được Hội Văn hóa Việt Nam cho xuất bản thành một tập, in li-tô, phát hành đầu năm 1949.

- Bài “Tiếng đệm”, ông viết tại đầm Ao Châu, in litô phát hành ngày 28-02-1949. Viết thêm về sau để bổ di (23-6-1953).

- Bài “Tìm tòi trong tiếng Việt”, Hội Văn hóa xuất bản năm 1950. - Tập "Việt ngữ nghiên cứu", Nhà Xuất bản Văn nghệ, 1955; Nhà Xuất bản Đà Nẵng, 1997.

Trước đó, ông có một loạt bài báo đăng trên Phụ nữ Tân văn, Chung lập, Thần chung đề cập đến chữ quốc ngữ, gồm:

- Bài “Chữ Quốc ngữ ở Nam Kỳ với thế lực của phụ nữ”, Phụ nữ tân văn, Sài gòn, số 28, ngày 7-11-1929.

- Bài “Viết chữ quốc ngữ phải viết đúng” (Bác lại bài ông Đặng Công Thắng con ông Đặng Thúc Liêng), Phụ nữ tân văn, Sài Gòn, số 31, ngày 5-12-1929.

- Bài “Hai dấu hỏi ngã cũng cần phải phân biệt” (trong mục: Nói chuyện viết quốc ngữ), Thần chung, Sài Gòn, số 273 (17-12-1929); Trung lập

Sài Gòn, số 6038 (27-12-1929).

- Bài “Mẹo tiếng An Nam mới”, Thần chung, Sài Gòn, số 185 (31-8-1929). - Bài “Còn viết tắt nữa thôi”, Thần chung, Sài Gòn, số 260 (01,02-12-1929). - Bài “Trả lời cho một vị độc giả hỏi về chữ quốc ngữ”, Thần chung, Sài Gòn, số 115 (7-6-1929).

- Bài “Lại trả lời cho một vị độc giả hỏi về chữ quốc ngữ”, Thần chung, Sài gòn, số 118 (11-6-1929).

- Bài “Cách xưng hô của người mình”, Thần chung, Sài Gòn, số 208 (17-1-1929).

- Bài “Đính chánh lại những chữ mà người ta hay dùng sai nghĩa”, Phụ nữ tân văn, Sài Gòn, số 43 (13-3-1930).

- Bài “Theo thuyết chánh danh đính chánh lại cách xưng tên của người Việt Nam”, Phụ nữ tân văn, Sài Gòn, số 58 (26-6-1930); số 59 (03-7-1930)

- Bài “Theo thuyết chánh danh, soát lại mấy cái danh từ người mình thường dùng”, Phụ nữ tân văn, Sài Gòn, số 69 (11-9-1930).

Từ những tác phẩm báo chí viết về tiếng Việt của Phan Khôi, có thể rút ra những đóng góp của ông đối với Việt ngữ học trên các phương diện nghiên cứu về ngữ pháp, từ vựng và ngữ âm của tiếng Việt như sau:

Trước hết, là một học giả thông thái, Phan Khôi đã sớm nhận ra những vấn đề mang tính lý thuyết quan trọng của ngôn ngữ học, nhưng ông mới chỉ có thể phát biểu được bằng quan sát và cảm nhận vì ở thời điểm đó các lý luận về ngôn ngữ ở Việt Nam còn ít ỏi, đó là:

Ông nhận ra sự vận động của ngôn ngữ, nên cho rằng: Ngôn ngữ luôn luôn biến hóa, đó là một quy luật nhất định. Sự biến đổi của ngôn ngữ là một

tất yếu khách quan, bởi, với tư cách là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người, ngôn ngữ mang bản chất xã hội. Ông cho rằng có một thực tế là, ta cứ tưởng đang nói về ngôn ngữ, nhưng thực ra ngôn ngữ đang nói về ta, mọi biến động của xã hội đều được phản ánh trong ngôn ngữ. Bởi, ngôn ngữ là tấm gương phản ánh xã hội, là chiếc hàn thử biểu của xã hội. Phan Khôi đã tìm thấy sự vận động này trong tiếng Việt, chẳng hạn, đó là tương quan giữa b và v. Ví dụ: bua quan - vua quan, be rượu - ve rượu, ăn bận - ăn vận,… hay ruộm - nhuộm, lẽ - nhẽ, trời - giời - lời (đức chúa Lời), giăng - trăng - lăng, giai - trai, giả - trả,… Ông đưa ra nhận xét rằng “Bấy nhiêu điều tìm thấy như trên đây mà lúc đầu tôi cho là lạ lắm, đến bây giờ không còn gì lạ cả, nó chỉ là sự biến chuyển của tiếng nói trải qua các thời đại” [60, tr.48].

Ông sớm nhận ra những vấn đề về ngôn ngữ cấu trúc hóa thế giới. Theo ông, các từ chỉ hướng trong tiếng Việt như trên, dưới, trong, ngoài, lên, xuống, ra, vào “ngó ra bình thường lắm, không có gì là khó khăn cả, nhưng thực ra, nghĩa của nó cũng khá rắc rối lôi thôi, có khi làm cho chúng ta dùng lầm mà không tự biết” [60, tr.109]. Để làm rõ hơn nhận định này, ông phân tích, trong tiếng Việt có các cách nói như “lên Tây xuống Đông”, “vào Nam ra Bắc”, “trên trời dưới đất” khác với cách nói trong tiếng Pháp, tiếng Hán, và lý giải rằng “người Pháp, người Tàu xem trọng ở mục đích điểm là chỗ hoạt động, còn ta xem trọng ở xuất phát điểm, từ chỗ lập trường của mình mà kể đi, cho nên nói ra sân khấu, ra đời” [60, tr.111]. Nhưng đến cách nói “lên thuyền, xuống thuyền” đều có nghĩa là “đi đến thuyền cả” (tức là cả lên và xuống dùng cho cùng một tác động, ngoài ra, “lên thuyền” còn có nghĩa là “lên bờ”); “xuống xe là ở xe xuống, xuống ngựa là ở ngựa xuống, mà xuống thuyền không có nghĩa là ở thuyền xuống” thì tác giả đã thốt lên rằng “điều này thật là điều rắc rối lôi thôi trong ngôn ngữ văn tự của ta” [60, tr.117]. Đây chính là sự cảm nhận rất trúng của ông đối với một trong những vấn đề cụ thể của ngôn ngữ tiếng Việt - lý thuyết Việt ngữ học gọi là ngôn ngữ học tri nhận.

Ngày nay ngôn ngữ học tri nhận đã giải quyết vấn đề này nhờ vào nguyên lý “dĩ nhân vi trung” với hình thức phản ánh và cách nhìn không gian trong ngôn ngữ của con người nói chung, của mỗi dân tộc nói riêng.

Ông nhận ra đặc điểm đơn âm của tiếng Việt. Đặc điểm này làm cho tiếng Việt khác với các ngôn ngữ khác như tiếng Pháp - một thứ tiếng quen thuộc với người Việt bởi 80 năm đô hộ của thực dân Pháp. Thông qua khảo sát về thời gian và không gian Việt trong ngữ pháp tiếng Việt và so sánh với tiếng Pháp, ông nhận định “sở dĩ tiếng Việt không chia thì như kiểu tiếng Pháp, vì nó là thứ tiếng đơn âm, chữ nào chết chữ ấy, không có biến hóa như tiếng Pháp, cho nên phải tìm lối khác mà chia, không chia như tiếng Pháp được” [60, tr.103]. Cần phải đặt sự phân tích này ở thời đại của Phan Khôi - thời kỳ mà tiếng Pháp có tầm ảnh hưởng mạnh, thậm chí là lấn lướt tiếng Việt, thì mới thấy được giá trị. Lúc này, cùng với quá trình xâm lược, thì đồng hóa dân tộc trong đó có đồng hóa ngôn ngữ luôn là mục tiêu của kẻ xâm lăng (như phong kiến phương Bắc với tiếng Hán, thực dân Pháp với tiếng Pháp). Nhưng, với Việt Nam, tiếng Việt không hề bị mất, mà vẫn tồn tại và phát triển trở thành ngôn ngữ quốc gia như ngày nay. Đó là công sức của cả dân tộc, trong đó có những người như Phan Khôi. Những gì “lai căng” kể cả về ngôn ngữ cũng mất đi theo thời gian. Trong cuốn Bách khoa ngôn ngữ học đã thể hiện rất rõ điều này. Trong đó có ghi trên thế giới có hơn 100 tiếng bồi (pidgins), thì hai tiếng bồi của Việt Nam (một là, tiếng bồi được xây dựng trên cơ sở tiếng Pháp được dùng rộng rãi ở Việt Nam trong thời kỳ thuộc địa Pháp; hai là, tiếng bồi xây dựng trên cơ sở tiếng Anh, được sử dụng ở Việt Nam giữa người dân bản địa với các nhân viên người Mỹ), đều được khẳng định là hiện không còn tồn tại nữa.

Thứ hai, bằng cảm thụ tinh tế của người cầm bút sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình, Phan Khôi đã đi vào xem xét một số đặc điểm về từ vựng, âm của tiếng Việt mà cho đến nay vẫn là những nội dung thời sự trong Việt ngữ học. Có thể kể đến một số nội dung chính như:

- Hiện tượng ghép và láy trong từ tiếng Việt. Trong tiếng Việt có hai phương thức tạo từ cơ bản và phổ biến là ghép và láy. Hiểu một cách đơn giản: Từ ghép được tạo ra nhờ phương thức ghép (theo một cơ chế ghép bằng các quy tắc kết hợp giữa các thành tố theo trật tự vị trí, theo khả năng tổ hợp giữa các thành tố,… để tạo nên nghĩa tổng thể hay nghĩa chuyên biệt); từ láy được tạo ra nhờ phương thức láy (theo một cơ chế láy bằng cách “nhân đôi tiếng gốc” theo các quy tắc riêng của sự kết hợp về mặt ngữ âm có giá trị biểu trưng hóa về ngữ nghĩa). Một trong các thành tố đó đã được Phan Khôi nhận ra là “tiếng đệm”, ông đã tập trung lý giải những “tiếng đệm” trong từ láy. Thực ra, cho đến bây giờ, quan niệm “việc phân đôi tiếng gốc” đối với từ láy vẫn còn là một vấn đề bỏ ngỏ mà chính Phan Khôi đã nhận ra từ thời ấy, thuật ngữ mà ông gọi là “tiếng đệm: có từ căn và không có từ căn” [60, tr.70]. Chẳng hạn, ông cho rằng những từ như dáng dấp, màu mè, lạnh lẽo, lạnh lùng, mối manh, vắng vẻ, mát mẻ, vàng vọt,…thì rõ ràng là có “tiếng gốc” hay “từ căn” (đó là: dáng, màu, lạnh, mối, vắng, mát, vàng,…). Nhưng còn các trường hợp như bâng khuâng, long lanh, lẩn thẩn, lơ thơ,… thì không biết đâu là “tiếng gốc” hay “từ căn”. Và như vậy, thì việc khái quát “nhân đôi tiếng gốc” là chưa thỏa đáng. Đặc biệt, Phan Khôi đã chỉ ra nghĩa (giá trị ngữ nghĩa) ở “phần vần” của từ láy như u ơ, êm ái, ấm áp, õng ẹo,… Ví dụ: U ơ có nghĩa là đi theo nó là: hụ hượ, khù khờ, lu lơ, rù rờ, su sơ, tru trơ, vu vơ, vù vờ; ấm áp có nghĩa, đi theo nó là: bậm bạp, chậm chạp, lấm láp, nhấm nháp, ngấm ngáp, rậm rạp, thấm tháp; õng ẹo có nghĩa, đi theo nó là: khõng khẹo, lỏng lẻo, mỏng mẻo, tòng tẹo, trong trẻo, tròng trẹo, thõng thẹo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua khảo sát trên tư liệu thực tế, Phan Khôi tinh tế khi đưa ra nhận xét rằng, những từ láy có chung âm mẫu ứ, ôi thì đều có chung một nghĩa là “ở giữa tình trạng phản thường, làm cho khó chịu” (bực bội, nực nội,…); những từ láy có chung âm mẫu ư, ơ thì đều có chung một nghĩa là “không thành ra cái gì, không có đâu ra đó” (khù khờ, rù rờ…) [60, tr.72-73]. Đó chính là đặc

trưng của từ láy tiếng Việt nói riêng và ngữ âm tiếng Việt nói chung mà có người cảm nhận trong âm thanh của tiếng Việt có “tiếng nhạc” (nhạc điệu). Những cảm nhận về nghĩa hay sắc thái qua âm thanh như vậy chỉ có người

Một phần của tài liệu Những đóng góp của phan khôi đối với báo chí việt nam đầu thế kỷ XX (Trang 126)