3. Những vấn đề đặt ra
QUAN ĐIỂM CHÍNH TRỊ XÃ HỘI TRONG CÁC TÁC PHẨM BÁO CHÍ CỦA PHAN KHÔ
CÁC TÁC PHẨM BÁO CHÍ CỦA PHAN KHÔI
Đầu thế kỷ XX, báo chí là một hiện tượng còn mới mẻ trong nền văn hóa - xã hội Việt Nam, là một phần quan trọng làm nên thời kỳ lịch sử hiện đại nói chung và lịch sử báo chí, văn học nói riêng. Đây là thời điểm gần như toàn bộ cuộc sống văn chương, học thuật đương thời diễn ra sôi nổi trên báo chí. Không khí học thuật, văn chương cũng hoàn toàn khác trước, với sự xuất hiện của một hiện tượng nổi bật: Những cuộc tranh luận thường xuyên “nảy lửa” và không ít lần lôi kéo hàng loạt tờ báo tham gia. Nếu như trước đó, những lời bình chủ yếu được người đời sau thực hiện với đối tượng là người xưa, thì đến đầu thế kỷ XX sự phê bình, tranh luận được thực hiện ngay giữa những người cùng thời. Một lời phê bình đưa ra, có thể được đáp trả ngay vào ngày hôm sau, rồi tiếp tục sau đó là những bài viết tranh luận xoay quanh vấn đề dường như mãi không ngừng. Tiêu biểu như cuộc tranh luận Phan Khôi - Trần Trọng Kim xung quanh bộ Nho giáo của Trần Trọng Kim, cuộc tranh luận Tản Đà-Phan Khôi xung quanh cách hiểu Tống Nho và truyền thống, cuộc tranh luận lớn xung quanh vấn đề “quốc học” với sự tham gia của những người như Lê Dư, Trịnh Đình Rư, Phạm Quỳnh, Phan Khôi, Nguyễn Trọng Thuật, cuộc tranh luận xung quanh Thơ Mới với rất đông thành phần, nổi bật là Phan Khôi, Lưu Trọng Lư… Một điều rất dễ thấy là có một số nhân vật luôn luôn có mặt trong các cuộc tranh luận, đặc biệt Phan Khôi luôn ở vị trí trung tâm trong mọi cuộc tranh luận, nếu không phải là người châm ngòi thì cũng là người tham gia hết sức tích cực và có tiếng nói rất trọng lượng.
Với sức lao động phi thường, bút lực dồi dào, Phan Khôi ghi dấu ấn đậm nét trong quá trình phát triển của báo chí Việt Nam đầu thế kỷ XX, trong đó phải kể đến những đóng góp của ông trong nâng cao nhận thức chính trị -
xã hội; tư tưởng, học thuật thông qua hoạt động báo chí. Đây cũng là đóng góp quan trọng của ông trong việc khẳng định vai trò xã hội của báo chí - vai trò định hướng dư luận xã hội, nhất là trong bối cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX. Việc “Hướng dẫn và hình thành dư luận xã hội tích cực, đúng đắn trên cơ sở thông tin nhanh chóng, đầy đủ và phong phú về các sự kiện thời sự, những vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội” [99, tr.33] càng có ý nghĩa quan trọng.