2.1. Phan Khôi trong các công trình, nghiên cứu của các học giảngoài nước ngoài nước
Qua tìm hiểu, chúng tôi không tìm được tài liệu nước ngoài nào với quy mô của một công trình nghiên cứu mang tính hệ thống về Phan Khôi nói
chung, về những đóng góp của Phan Khôi đối với báo chí nói riêng. Như đã đề cập trong phần tình hình nghiên cứu trong nước, cuốn sách của Vu Gia “Phan Khôi, tiếng Việt, báo chí và thơ mới”, có những nhận định, đánh giá của các học giả, nhà văn, nhà phê bình về tác giả Phan Khôi, trong đó, có trích lại nhận định tại cuốn “Historical Dictionary of Vietnam” (William J Duiker, The Scarecrow Press Inc Metuchen NJ & London 1989, p.146), viết về Phan Khôi: “Phan Khôi là học giả tiến bộ và là người trí thức trong thế kỷ XX của Việt Nam. Được giáo dục theo truyền thống Nho giáo nhưng cuộc đời hoạt động của Phan Khôi đã hiến dâng cho đời và báo chí trở thành một nhà phê bình và nhà bình luận về văn hóa” [35, tr.103].
Theo thông tin của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, các nghiên cứu khác của các tác giả Việt Nam ở nước ngoài cũng là những bài nghiên cứu nhỏ lẻ; một số bài trên trang Web cá nhân. Khi thực hiện bộ sách sưu tầm các tác phẩm báo chí của Phan Khôi, một số nhóm sinh viên Việt Nam ở nước ngoài cùng tham gia hỗ trợ tác giả Lại Nguyên Ân.
2.2. Chương trình phát thanh phát trên đài RFI
- Ngày 15-12-1996: Tạ Trọng Hiệp nói về Phan Khôi: người xa lạ.
- Ngày 22-12-1996: Tạ Trọng Hiệp so sánh Phan Khôi và Lỗ Tấn.
- Ngày 29-12-1996: Tạ Trọng Hiệp nói về thân thế Phan Khôi và thời
đại vùi dập của người trí thức.
- Ngày 05-01-1997 : Thụy Khuê giới thiệu những nét chính trong tư
tưởng Phan Khôi và vĩnh biệt Tạ Trọng Hiệp.
- Ngày 13-08-2005: Nói chuyện với nhà phê bình Lại Nguyên Ân: Hoạt
động của Phan Khôi trên các báo Thần Chung, nữ Tân VănPhụ và Trung Lập.
- Ngày 06-08-2005: Nói chuyện với nhà phê bình Lại Nguyên Ân: Hoạt động báo chí của Phan Khôi tại Nam Kỳ.
- Ngày 15-12-2007: Nói chuyện với Lại Nguyên Ân về sự nghiệp của
- Ngày 22-12-2007: Nói chuyện với Lại Nguyên Ân về hoạt động văn
hóa của Phan Khôi.
Trong đó, những bài nói chuyện với Lại Nguyên Ân đề cập nhiều đến hoạt động báo chí của Phan Khôi hơn cả.
Bài “Nói chuyện với Lại Nguyên Ân về việc sưu tập những tác phẩm đăng báo của Phan Khôi” (Thụy Khuê, RFI, tháng 8-2005, Lại Nguyên Ân đọc lại và bổ sung tháng 01-2006). Trong lời dẫn chuyện của mình tại cuộc trò chuyện với Lại Nguyên Ân về Phan Khôi và hành trình sưu tập các tác phẩm báo chí của Phan Khôi, nhà báo Thụy Khuê (Đài RFI) cho rằng:
Trong một bài in trên Đông Pháp Thời báo, số ra ngày 01-9-1928 giữa thời Pháp thuộc, Phan Khôi viết: “Ở vào thế kỷ XX là thế kỷ mà thiên hạ làm phách hô lớn lên hai chữ tự do, nói rằng đâu đâu cũng phải tôn trọng sự tự do, đâu đâu cũng phải tôn trọng quyền ngôn luận, quyền xuất bản. Bỗng dưng nghe đến hai chữ “cấm sách” thì há chẳng phải là một sự lạ hay sao. Song là lạ ở xứ nào kia, còn xứ nầy sự ấy đã như cơm bữa rồi, không còn lạ gì nữa”. Đó là giọng Phan Khôi, là chí khí toát ra lời. Chí khí ấy trở thành có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam thế kỷ XX. Nhưng thế hệ hôm nay, bao nhiêu người còn biết Phan Khôi là ai? Tạ Trọng Hiệp gọi Phan Khôi là “người xa lạ”!
Trong nhiều năm nay, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đã cố gắng sưu tập, tìm lại những bài viết của Phan Khôi, người xa lạ ấy, trên báo chí ngày xưa. Trong cuộc trò chuyện với nhà báo Thụy Khuê (Đài RFI), Lại Nguyên Ân thuật lại sơ lược hành trình này, trong đó ông nhận định: Trong giai đoạn hoạt động sôi nổi nhất từ 1929 đến 1936, trên báo chí khắp ba kỳ Nam, Trung, Bắc, Phan Khôi đã đưa ra những đề tài tranh luận lớn, chủ yếu phê bình Khổng học và Phan Khôi đặt các vấn đề về việc dùng tiếng Việt và chữ quốc ngữ. Lại Nguyên Ân sẽ nói về những cuộc tranh luận văn học mà Phan Khôi đã khai ngòi trong những năm 1929-1930 trên các báo Thần Chung,
Thay cho lời kết, tác giả Lại Nguyên Ân chia sẻ: “Tôi nghĩ là đối với một cây bút đã bị lãng quên nghiêm trọng như trường hợp Phan Khôi thì công việc tìm hiểu trở lại này cũng phải lâu dài. Và tôi hành động theo phương châm tìm hiểu được tới đâu sẽ chia sẻ với đồng nghiệp và bạn đọc đến đấy. Kết quả tìm hiểu hiện giờ cho tôi thấy là thời gian hoạt động sung sức nhất của ngòi bút Phan Khôi là từ khoảng 1928 đến 1936. Hiện tôi nghĩ như vậy và tôi đang làm việc cung cấp cho người nghiên cứu và cả cho bạn đọc quan tâm, những kết quả, những văn bản, có thể nói là ở mức nhiều nhất, tốt nhất có thể có được, để mà cùng tìm hiểu, cùng theo dõi hoạt động của ngòi bút Phan Khôi. Đây là một trong những việc mà tôi nghĩ là rất đáng làm, bởi vì ông là một trong những tác gia rất đáng kể trong lịch sử báo chí, trong lịch sử tư tưởng cũng như trong lịch sử văn học Việt Nam thế kỷ thứ XX, một tác gia mà các di sản, do nhiều lý do khác nhau về thời sự chính trị, cho đến những lý do về khả năng tư liệu, thì đã gần như là trở nên một người xa lạ trong con mắt của thế hệ hậu thế. Cho nên là nhìn về quá khứ, nếu như không có những công tác sưu tầm để công bố lại, thì những thế hệ sau có thể không biết Phan Khôi là ai và không còn biết có một Phan Khôi trong lịch sử báo chí, trong lịch sử tư tưởng, lịch sử văn học nữa. Công việc tôi làm có ý nghĩa như vậy, để cứu vãn một di sản không đáng mất và để chúng ta khỏi quên một trong những nhà báo, một trong những nhà văn, một trong những nhà tư tưởng rất quan trọng của lịch sử văn học, lịch sử báo chí, lịch sử tư tưởng Việt Nam thế kỷ XX”.
2.3. Trang http://www.viet-studies.info của GS Trần Hữu Dũng, Đại
học Wright State University tiểu bang Ohio, Hoa Kỳ đăng tải toàn bộ các sưu tập của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân về Phan Khôi.
2.4. Hồ sơ “Nhân văn giai phẩm” của Thụy Khuê (tại địa chỉ
http://thuykhue.free.fr), dành chương 15 nói về Phan Khôi, đề cập thân thế, sự nghiệp, con đường văn hóa của Phan Khôi đặt trong bối cảnh những phong trào chống Pháp đầu thế kỷ XX.
2.5. Tạp chí Hợp lưu của người Việt Nam ở Mỹ năm 1997 ra sốchuyên về Phan Khôi. chuyên về Phan Khôi.