Phê phán thể chế chính trị đương thời và đấu tranh quan điểm về con đường phát triển

Một phần của tài liệu Những đóng góp của phan khôi đối với báo chí việt nam đầu thế kỷ XX (Trang 92)

3. Những vấn đề đặt ra

2.1.2.Phê phán thể chế chính trị đương thời và đấu tranh quan điểm về con đường phát triển

về con đường phát triển

- Phê phán thể chế chính trị đương thời (Đảng Lập hiến)

Trở lại dòng lịch sử, năm 1923, ở Nam Kỳ, trong giới công chức cao cấp và tư sản, điền chủ đã hình thành một khuynh hướng chính trị mang tính chất cải lương nhằm vận động chính quyền thực dân ban hành những cải cách. Khuynh hướng này đương thời được gọi là Lập hiến và lãnh tụ của nó là Bùi Quang Chiêu và Nguyễn Phan Long. Khuynh hướng chính trị này cũng hình thành một số giới Việt kiều tại Pháp và tiêu biểu là nhóm Dương Văn Giáo, Trần Văn Khá, Diệp Văn Kỳ... tập hợp quanh nhóm Lập hiến (ra đời chính thức ngày 15-11-1925 tại Pari). Các lãnh tụ Lập hiến đặc biệt quan tâm tới việc vận động chính giới tư sản Pháp nhằm nới rộng chế độ cai trị thuộc địa và ban hành một số biện pháp cho xứ Đông Dương trên cơ sở tôn trọng và hợp tác với sự bảo hộ của nước Pháp. Cuộc vận động này đã dẫn tới việc ngày 20-10-1926 chính thức thành lập Đảng Lập hiến như một tổ chức chính trị công khai, đăng ký với nhà cầm quyền theo đạo luật năm 1901 của nước Pháp. Cơ quan ngôn luận là tờ báo La Tribune Indochinoise (Diễn đàn Đông Dương) số 1 ra ngày 15-8-1927.

Mặc dù Đảng Lập hiến đẩy mạnh các hoạt động ở Nam Kỳ, ở Pháp và nước ngoài như việc tham dự đại hội thành lập Liên đoàn chống đế quốc (Ligue Anti Imperialisme) tại Bruxcen (Bruxelles - thủ đô Bỉ, tháng 2-1927) nhưng những ảnh hưởng và hoạt động của nó chỉ giới hạn trong tầng lớp trên ở Nam Kỳ và bản chất cơ hội, vụ lợi, các lãnh tụ Đảng Lập hiến đã sớm phơi bày sự phản bội đối với phong trào dân tộc ngay từ trước khi nó được thành lập (đặc biệt là sau vụ Bùi Quang Chiêu từ Pháp trở về, 24-3-1926) nên thực chất đây chỉ là một đảng phải chính trị tay sai của chính quyền thực dân.

Đánh giá về Đảng Lập hiến, Nguyễn Ái Quốc viết: “Ở Nam Kỳ có nhóm trí thức Tây học tự xưng là Đảng Lập hiến, họ là một nhúm ôn hòa, chủ

trương “Pháp - Việt đề huề”. Theo chúng tôi biết thì nhúm này không có hệ thống tổ chức, không có điều lệ, không có cán bộ. Đó là một tổ chức tập hợp nhau về mặt tinh thần” (Phong trào cách mạng Đông Dương, tháng 6-1926). Trong tác phẩm Tự chỉ trích, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương Nguyễn Văn Cừ phân tích:

Đảng Lập hiến không có quy tắc và tổ chức gì rõ rệt cả, mà chỉ là đại biểu cho một xu hướng cải cách của tư sản và địa chủ. Lúc đầu, nó được một bộ phận giai cấp tư sản và địa chủ ủng hộ mà cũng có một số quần chúng công nông, tiểu tư sản thành thị hoan nghênh, nhưng sau vì chủ trương quỵ lụy, đầu hàng đế quốc, vì thái độ hèn nhát và ích kỉ của bọn lãnh tụ nên dân chúng đã hết sức chán ghét, cả những tầng lớp tư sản địa chủ càng ngày càng mất tín nhiệm [81, tr.16].

Phan Khôi thể hiện quan điểm về sự tồn tại vô nghĩa của Đảng Lập hiến đối với vận mệnh của đất nước nói chung và đối với đời sống nhân dân nói riêng bằng hoạt động báo chí. Cụ thể là, trên Trung Lập 19-7-1930 Phan Khôi nói rõ: Những bài bút chiến với báo Đuốc nhà Nam, những bài phê bình đảng Lập hiến ở Nam Kỳ, tuy ký tên tòa soạn Trung lập nhưng đều do Phan Khôi viết. Theo đó, các bài ký Trung lập từ 20-6-1930, được bắt đầu từ mục “Ý kiến Trung lập”, về sau vượt khỏi mục đó để trở thành những bài báo dài, trong phạm vi bút chiến với Đuốc nhà Nam, sau đó là loạt bài Về các cuộc biểu tình ở Nam Kỳ vừa rồi và loạt bài “Nói về đảng Lập Hiến ở Nam Kỳ” thể hiện quan điểm chính trị gắn với chủ nghĩa yêu nước sâu sắc qua ngòi bút Phan Khôi.

Ông đã đi từ việc bình luận về thái độ của những người được coi là làm chính trị (nghị viên Hội đồng Quản hạt hoặc Hội đồng Thành phố, tham gia Đảng Lập hiến...) trước những sự biến liên quan đến vận mệnh dân chúng, bắt đầu từ bài “Ý kiến Trung lập: Phải nói minh bạch” [110], qua một loạt bài:

Trung lập xin nói cho Đuốc nhà Nam nghe thế nào là cái nhã độ quân tử?” [111]; “Trung lập lại nói cho Đuốc nhà Nam nghe: Theo cái nhã độ quân tử, hễ có lỗi thì phải chịu” [112]; “Sự khởi hấn giữa Đuốc nhà NamTrung lập

nếu trở thành cuộc bút chiến thì phải thế nào?” [113] … đến loạt bài Về các cuộc biểu tình ở Nam Kỳ vừa rồi (gồm 4 kỳ: kỳ I và II bàn về cái thái độ hẫng hờ và kiêu căng của ông Nguyễn Phan Long, các ông Hội đồng quản hạt, Đảng Lập hiến và Đuốc nhà Nam; kỳ III - Tại sao luôn trong mấy số Trung lập cười Đuốc Nhà Nam; kỳ IV - Ý kiến Trung lập về ruộng đất) từ 26-6- 1930 đến 30-6-1930, chuyển sang bình luận về các vấn đề của Đảng Lập hiến Nam Kỳ (Nói về Đảng Lập hiến ở Nam Kỳ, từ kỳ I, 2-7-1930, đến kỳ XIII, 25- 7-1930, với những tiểu mục từng kỳ: Cái chủ nghĩa của Đảng Lập hiến; Đảng Lập hiến có thế lực mà không biết dùng; Cái sai lầm của đảng ấy trong đường chánh trị; Đảng viên và cơ quan của đảng ấy; Đảng Lập hiến với thanh niên; Hiệp quần với phân đảng; Ý kiến chúng tôi về Đảng Lập hiến nay sắp sau,...).

Ở loạt bài này, bàn về Đảng Lập hiến ở Nam Kỳ, ông chỉ rõ, mặc dù, xứ Nam kỳ tuy thuộc dưới quyền nước Pháp là nước “dân chủ lập hiến” hơn 70 năm nay, song sự cai trị trong xứ lại không theo hiến pháp của nước Pháp, mà chỉ theo mệnh lệnh của đức Tổng thống, của quan Toàn quyền và của quan Thống đốc Nam kỳ. Như vậy, ở đây chỉ có tiếng ở dưới quyền nước dân chủ mà thôi, chứ thực tế là dân chủ chuyên chế. Còn ý tưởng lập hiến pháp riêng cho xứ Nam Kỳ mà Đảng Lập hiến trông chờ ở chính quyền thực dân là gì? Ông phân tích:

Hiến pháp ở nước nào cũng vậy, tự nhân dân khi nào biết là cần dùng thì tự lập ra hiến pháp chớ chẳng phải có ai lập thế cho dân. Ở Nam Kỳ ta cũng vậy, nếu sau nầy có một cái hiến pháp, cũng sẽ tự quốc dân chúng ta lập lấy cho mình. Đừng có ai tưởng lầm rằng nước Pháp sẽ ban ơn lập hiến pháp cho chúng ta. Vì nếu vậy thì

chẳng khác nào theo mạng lịnh một vài người cai trị, cần gì hiến pháp? [113].

Sau khi phân tích, chỉ rõ ra chỗ sai lầm của Đảng Lập hiến về đường chính trị, rằng Đảng Lập hiến chỉ là tay sai của chính phủ Pháp và chính quyền thực dân Pháp chứ không có quan hệ gì với dân chúng An Nam. Thực tế là hàng chục năm trời, đảng Lập hiến chỉ lấy một tờ báo Tây làm cơ quan cho mình - tờ

Tribune Indochinoise (trước kia là tờ Tribune Indigène). Họ cho rằng chỉ dùng một tờ báo chữ Pháp để bênh vực quyền lợi cho mình, không cần có tờ báo quốc ngữ. Điều đó càng khẳng định, Đảng Lập hiến không có quan hệ gì với dân chúng An Nam, không thuộc về nhân dân. Trung Lập đưa ra kết luận:

Chúng tôi dám chắc rằng nếu chánh phủ để cho Nam Kỳ nầy có một cái chánh đảng, - Lập hiến hay đảng nào cũng được, - đứng trong vòng pháp luật, giúp chánh phủ về mặt nội trị, thì trong xứ sẽ yên lặng, không có hội kín nào khuấy rối cho mệt chánh phủ hết, vì họ đã thỏa cái “lòng dục chánh trị” của họ rồi.

Bên Đảng Lập hiến cũng vậy mà bên chánh phủ cũng vậy, nếu có làm cho ra bề ra thế ít nữa cũng như chúng tôi nói trên đây thì hãy nên để còn cái tên Lập hiến. Bằng không làm như vậy được thì chúng tôi tưởng các ngài cũng nên kiếm cách mà giải tán đi, thủ tiêu cái tên đảng đi. Chớ còn để nửa sống nửa chết, dật dờ dật dưỡng, hữu danh vô thiệt như vậy thì chẳng ích chi cho dân cho nước, mà hễ có việc chi, ấy là các ngài mang tiếng, thiệt vô ích quá [115].

Với tinh thần thẳng thắn, bằng lập luận chặt chẽ và chiều sâu của những kiến thức mang tính nguyên tắc và thực tiễn lịch sử dân tộc, Phan Khôi đứng về phía người dân để phê phán, phủ định vị trí, vai trò của Đảng Lập hiến - đảng cổ súy cho thuyết “Pháp - Việt đề huề”, hoạt động không vì lợi ích của nhân dân. Qua điểm chính trị này thể hiện niềm tự tôn dân tộc và tinh thần yêu nước sâu sắc.

Những năm 20-30 của thế kỷ XX là giai đoạn giao thời mà Hoài Thanh gọi là “Cuộc biến thiên vĩ đại”: Giai đoạn diễn ra cuộc giao lưu văn hóa Đông Tây, nói chính xác thì đó là giai đoạn “xâm lăng văn hóa” của phương Tây đối với phương Đông. Phan Khôi là một trong những người đi tiên phong trong “cuộc biến thiên vĩ đại” đó của lịch sử văn hóa dân tộc. Vấn đề cấp thiết đặt ra đối với nền văn hóa là muốn tồn tại thì phải “duy tân”. Ông cho rằng: “Muốn duy tân cải cách thì phải bắt đầu từ học thuật tư tưởng mà duy tân cải cách trước”, đó là một chủ kiến có không ít căn cứ. Dưới ngòi bút sắc sảo, Phan Khôi đã bàn về những bài học từ Nhật Bản, nước Tàu để đi đến khẳng định “Nhựt Bổn đã vậy mà Tàu cũng vậy, họ phải cải cách tư tưởng học thuật trước rồi sau mới đủ lòng tin mà cải cách mọi sự khác, sự lý rất là hiển nhiên. Người Việt Nam mình nếu muốn cải cách, cũng phải làm như họ” [118].

Trên Trung lập, Sài gòn, các số 6218 (9-8-1930), 6220 (12-8-1930), 6221 (13-8-1930), 6223 (18-8-1930), đề cập về vấn đề cải cách Phan Khôi lần lượt bàn 4 nội dung:

Một, muốn duy tân cải cách thì phải bắt buộc từ học thuật tư tưởng mà duy tân cải cách trước;

Hai, cuộc duy tân của nước Nhật cũng bắt đầu từ học thuật tư tưởng mà duy tân trước;

Ba, tình thế xã hội Nhật Bản còn dễ cải cách hơn xã hội ta ngày nay; cho nên ta lại phải ra sức nhiều hơn;

Bốn, cuộc cải cách rút lại cũng phải cải cách đến học thuật tư tưởng mới có công hiệu.

Ông khẳng định “Phương Đông gặp phương Tây, trăm sự gì cũng thua kém, người phương Đông không cải cách mà theo phương Tây thì chắc không sanh tồn nổi, cho nên phải duy tân cải cách”, và “ở một nước nào mà muốn cải cách thì phải cải cách tận gốc tức là cải cách ngay từ học thuật tư tưởng, để cho tiệt cái mống thủ cựu đi rồi mới làm gì đặng. Nói rõ ra mà nghe trước

phải có những học thuật tư tưởng như người Tây rồi sau mới làm được mọi công việc như người Tây” [116]. Ông cho rằng, các nhà cải cách của nước ta trước đó và đến thời điểm ông bàn về vấn đề này, vẫn chỉ lo cải cách cái ngọn mà không biết lo cải cách về học thuật tư tưởng. Trong khi, một nước muốn cải cách mà chỉ cải cách cái ngọn, tức là về phương diện vật chất, thì sự cải cách ấy không có hiệu quả gì. Hơn nữa, nếu còn tồn tại những cái tư tưởng cũ cản trở, thì thậm chí cải cách về phương diện vật chất cũng không thực hiện được. Một ví dụ tiêu biểu cho rào cản của tư tưởng cũ là: “Theo như lời tục truyền, hồi trào Tự Đức có mấy ông đi sứ Tây về, khoe bên Tây có những đèn điện và nước máy, cả trào bèn lấy lẽ “hỏa viêm thượng thủy nhuận hạ” ra mà bẽ bác, cho là nói láo, “khi quân”, thế đủ biết rằng nếu chẳng đổi những tư tưởng cũ đi thì trong óc chẳng khi nào dung được sự cải cách duy tân vậy” [116]. Ông chỉ ra rằng, trong một xã hội, học thuật tư tưởng theo hướng nào, thì sự sinh hoạt cũng nghiêng theo hướng đó. Theo đó, phải có học thuật tư tưởng như người Tây rồi mới có sự sinh hoạt như người Tây. Sự thất bại, hoặc kết quả nửa vời của những phong trào cải cách của nước ta lúc đương thời cũng là do chưa từng bàn đến đổi mới về học thuật tư tưởng. Và, có thể nói, muốn cải cách gì chăng nữa, thì vấn đề căn cốt, vấn đề cốt yếu đó là cải cách về học thuật tư tưởng.

Từ những nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm từ các nước phương Đông khác, Phan Khôi lấy nước Nhật Bản để chứng minh, làm rõ rằng, một nước muốn duy tân cải cách thì phải bắt đầu duy tân cải cách từ học thuật tư tưởng trước, bằng không, sẽ không bao giờ cải cách thành công. Để phản bác lại một số quan điểm cho rằng ở nước ta đã có nhiều người biết sự cải cách là cần cho nước mình, song lại vẫn muốn duy trì những học thuật tư tưởng cũ. Họ cho sự khí cựu mưu tân là nguy hiểm. Nên, những ý kiến này muốn rằng về học thuật tư tưởng thì cứ theo Khổng Mạnh, còn các việc cơ xảo thì theo Tây và khẳng định Nhật Bản cũng làm như vậy.

Một lần nữa, ông lại đi tìm bản chất vấn đề để phản biện và làm sáng tỏ nguyên nhân cách hiểu thiếu sâu sắc, thiếu căn cứ trên. Với ông, không thể có cách hiểu vấn đề một cách tùy tiện, mà phải căn cứ vào lịch sử. Ông đã đọc bộ “Nhựt Bổn duy tân tam thập niên sử”, trong đó khẳng định công duy tân chính là các thầy giáo đời bấy giờ, rằng nhờ sự giáo dục đổi mới tư tưởng của người Nhật nên mới có cuộc duy tân ấy. Quan điểm này được khẳng định thêm ở chương VI, bộ “Nhựt Bổn văn học sử”, nói về hiện đại văn học, kể từ Minh Trị nguyên niên (1868) về sau. Tuy là sách nói về văn học nước Nhật, song trong đó nói về phong trào tư tưởng hồi đó rất rõ. Mặt khác, tác giả của cuốn sách này là người Trung Quốc, lấy tài liệu của các bản sử người Nhật, nên càng đáng tin cậy. Về đoạn đó đại ý tác giả nói rằng: Cuộc duy tân của Nhật Bản bấy giờ thật có quan hệ với văn học, mà văn học của Nhật Bản lúc đó lại là một nền văn học mới, nó sản sinh ra bởi người Nhật đã du nhập các tư tưởng của Âu - Mỹ; rồi kể ra có bốn điều cốt yếu có ảnh hưởng đến chính trị và văn học rất lớn, không ai có thể chối cãi được.

Phan Khôi khẳng định: “Cái tình thế nước mình bây giờ đây cũng còn chẳng khác hồi Tự Đức là mấy vì mọi người cũng còn ôm chặt cái tư tưởng cũ, cho nên tôi nói rằng nếu muốn cải cách thì cũng phải làm như Nhựt Bổn, bắt đầu từ học thuật tư tưởng mà cải cách trước đi” [117]. Nếu như những nhà ngôn luận - những người làm khuôn làm mẫu cho đồng bào, lại vẫn thủ cựu, đòi duy trì những cái đạo đức luân lý cũ thì không mong gì có thể duy tân cải cách được. Và, “Quốc dân ta nếu không cải cách thì thôi, bằng muốn cải cách thì phải ra sức càng nhiều hơn người Nhựt Bổn hồi Minh Trị, mà phá trừ cái tư tưởng cũ cho sạch hết rồi mới nói chuyện cải cách được” [117].

Để có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn trong quan điểm cải cách của mình, Phan Khôi nói về bài học của nước Tàu để thấy cuộc cải cách của nước Tàu suy cho cùng cũng phải cải cách đến học thuật tư tưởng mới có công hiệu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nước Tàu là một chỗ ổ đẻ ra văn hóa phương Đông, những học thuật tư tưởng cũ bám vào trong đầu người ta đã thâm căn cố đế, vả lại là một nước lớn, đất rộng người đông, nên sự cải cách của họ phải chậm hơn Nhựt Bổn. Nay xem xét lại lịch sử Trung Huê trong khoảng ba bốn mươi năm trở lại đây, thấy ban đầu họ cũng giữ tư

Một phần của tài liệu Những đóng góp của phan khôi đối với báo chí việt nam đầu thế kỷ XX (Trang 92)