Người dân làng Lại Ân cắt nghĩa tên Sình như sau: xưa ở ngã ba sông này, vào cuối Thu đầu Đông thường có mưa là cuồng phong, nước trên nguồn đổ về cùng với triều cường dâng cao tạo thành một

Một phần của tài liệu Luận văn: Tranh làng Sình trong đời sống tín ngưỡng người dân Huế (Trang 28 - 29)

thường có mưa là cuồng phong, nước trên nguồn đổ về cùng với triều cường dâng cao tạo thành một vùng nước hỗn chiến. Từ trong đó nổi lên hai ngọn sóng giữ tục gọi là sóng thần. Ghe thuyền qua lại đều bị hai ngọn sóng cuốn phăng, nhấn chìm gây ra nhiều nỗi lo sợ trong dân chúng cũng như các thuyền nhân, các ngư dân. Chuyện đến tai vua, bèn cho lập đàn khẩn tế trời đất rồi đem cung ra bắn, hai ngọn sóng thần đột nhiên biến mất, từ đó ngã ba sông này trở nên bình yên, làng xóm trở nên trù phú, sinh sôi nảy nở. Thấy linh thiêng, người dân ở hai bên bờ sông cho rằng đó là ý trời: ngọn sóng ở ngã ba là do trời sinh, nên gọi là ngã ba Sinh và làng chặn ở ngã ba sông nơi có con sóng giữ gọi là làng Sinh, lâu dần thành thói quen gọi thành Sình. Hàng năm thường kết bè, thả hình nhân, dâng lễ vật tế sóng Thần mong được bình yên.

khuôn hội chùa làng Lại Ân.

1.2.2 Lịch sử lập làng

Thuận Hóa, cho đến đầu thế kỷ XVI trước khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ, khai hoang, tuy đã có người Việt vào cư trú làm ăn nhưng vẫn còn thưa thớt, hoặc là sự tập hợp của những nhóm người không thuần nhất nên tạo ra sự kết nối, mật tập để làm nảy sinh nhu cầu lập làng4. Bởi Thuận Hóa lúc này được xem là vùng biên viễn xa xôi, khí hậu khắc nghiệt, đất đai hoang vu, biết bao hiểm họa tiềm ẩn, là nơi lưu đày các tội nhân, tù binh, nơi lập nghiệp của những “kẻ trốn lính, người tha phương dân tình lưu tán” và nhất là “với biết bao đền tháp, tượng thần của một thứ tín ngưỡng dị biệt mà cuộc sống lại vô cùng khó khăn...” [19, trang 7].

Hiện tại làng không còn lưu giữ được những tư liệu nói về thời gian thành lập làng, nhưng “vị trí thuận lợi của làng cho phép chúng ta nhận định rằng làng được thành lập khá sớm, ít nhất là dưới đời vua Lê Thánh Tông, sau trận Nam chinh thắng lợi năm 1471” [19, trang 7-8]. Bởi, trong tác phẩm nổi tiếng do mình nhuận sắc năm 1553, Dương Văn An đã miêu tả cảnh sung túc, nhộn nhịp ở vùng Hóa Châu. Trong lịch sử các cuộc Nam tiến được đánh dấu bởi những đợt di cư lớn của dân tộc Việt Nam, cụ thể là năm 1558, với sự kiện Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng Hóa Châu trong ý đồ cát cứ đã kéo theo nhiều tầng lớp dân cư ở Thanh Hóa và sau đó là Nghệ An, mở ra thời kỳ khai phá quy mô, tạo nền tảng cho sự ổn định thực sự về mặt địa cư, kinh tế những năm tiếp theo, và đã phần nào nói lên nguồn gốc của chủ nhân vùng này, “đời sống nhân dân hai xứ Thuận Quảng ấm no hơn, đồng ruộng thường được mùa, nhân dân an cư lạc nghiệp. Do đó, thu hút được một số dân phiêu bạt từ Nghệ An...” [19, trang 8].

Chúng ta cũng chỉ biết được đến đó, mặc dù ở miếu khai canh của làng hiện có thờ ba bài vị nhưng nội dung bài văn tế mang tính chung chung: “Bản xã khai canh thần vị”,

“Bản xã khai khẩn thần vị”, “Bản thổ thành hoàng thần vị”. Trải qua bao biến động lịch sử xã hội, các văn bản gốc của làng Sình hiện nay phần lớn đã bị thất lạc và hư hao. Tuy nhiên, qua cuốn lệ làng còn giữ lại cho phép chúng ta hình dung ra phần nào những vị chủ nhân khai phá nơi đây. Trong bản văn tế Thành Hoàng của làng có nhắc đến các

Một phần của tài liệu Luận văn: Tranh làng Sình trong đời sống tín ngưỡng người dân Huế (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w