Sự biến đổi của tranh làng Sình

Một phần của tài liệu Luận văn: Tranh làng Sình trong đời sống tín ngưỡng người dân Huế (Trang 77 - 78)

22 Nhà kho để chứa những công cụ sản xuất, thuyền để vượt sông, ngựa voi để băng rừng.

3.2 Sự biến đổi của tranh làng Sình

Nói đến thích ứng thì ắt hẳn cũng có sự biến đổi, cũng giống như một quốc gia nào đó trong quá trình hội nhập phát triển muốn bền vững thì cần phải hòa nhập nhưng không được hòa tan, tranh làng Sình cũng nằm trong xu thế đó, ngoài việc kế thừa lại những kinh nghiệm quý báu của cha ông, kèm theo sự thích ứng hoàn chỉnh với các khía cạnh đã kể trên thì tranh làng Sình cũng có những biến đổi rất đáng kể, những biến đổi đó một mặt thích ứng với sự thay đổi của hoàn cảnh sống, của nhu cầu của con người nhưng cũng cho chúng ta thấy được niềm yêu nghề mãnh liệt của các nghệ nhân với mong muốn gìn giữ dòng tranh mà không ngừng sáng tạo, tái thiết và tạo nên nhiều sản phẩm mới trong đề tài cũng như trong chế tác…

Tranh dân gian làng Sình từng bước đi từ thích ứng, đến thay đổi rồi biến đổi. Sự thay đổi đó có tác dụng làm bước đệm như một bài kiểm tra ngắn để xem trước chất lượng có phù hợp và có nên, có đáng để đi tới biến đổi hay không. Những bước thay đổi đó đã tạo nên cho tranh làng Sình một diện mạo hoàn toàn khác, mới mẻ hơn, đa dạng hơn nhưng vẫn giữ được cái hồn truyền thống của gốc tranh xưa.

Cho đến ngày hôm nay, trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, tranh Sình vẫn giữ được những nét truyền thống của tranh xưa, tức là dòng tranh không thay đổi, cũng sử dụng các quy trình sản xuất như thời xưa như khai thác nguyên liệu, chế biến nguyên liệu cho đến kỹ thuật làm tranh (một vài loại tranh có thể rút ngắn một số khâu nhỏ), rồi tiêu thụ sản phẩm… thế nhưng sự phát triển của kinh tế, xã

hội lại làm cho cơ chế thị trường thay đổi theo. Trước đây, tranh Sình được sản xuất với số lượng vừa phải tức là nguồn cung và nguồn cầu ngang nhau. Thế nhưng, ngày nay, nhất là vào các dịp tết (bắt đầu từ tháng 10), nguồn cung lại không đủ cho nguồn cầu. Cho nên, lượng tranh sản xuất ra phục vụ cho nhu cầu tín ngưỡng của người dân vào các dịp lễ tết có thể rơi vào tình trạng cháy hàng, khan hiếm. Vào các dịp này, người dân làng Sình chỉ tích cực làm tranh để bán chứ không làm nông nghiệp, cho tới ra tết thì mọi hoạt động mới trở lại bình thường.

Cũng chính bởi sự thay đổi của xã hội, lối sống con người cũng dần thay đổi theo. Bên cạnh cuộc sống bon chen hàng ngày, người dân nơi đây vẫn một lòng với niềm tin tâm linh tín ngưỡng, họ chính là thị trường tiêu thụ số đông của dòng tranh này. Đi khắp các ngả đường của Huế, chúng ta không khó để tìm ra các thảo am thờ cúng, thường mỗi nhà có từ 1-2 cái am nhưng có nhiều nhà lại có đến 4-5 am thờ khác nhau. Điều đó cho thấy đời sống sinh hoạt tâm linh tín ngưỡng của người dân Huế rất mạnh. Thờ cúng với người dân ở đây đã trở thành một thói quen không thể thiếu và không thể tách rời khỏi các hằng số văn hóa của khu vực này. Đối tượng sử dụng tranh thờ cũng trở nên đa dạng hơn, nhiều người kinh doanh, buôn bán luôn cầu mua may bán đắt, thờ bổn mạng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe… thị trường tiêu thụ lan rộng ra số đông. Chính vì vậy, tranh Sình cũng từng bước thu hút được nhiều hộ dân tham gia sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nguồn cầu ấy, một mặt vừa tăng thêm thu nhập cho người dân, tạo công ăn việc làm lúc nhàn rỗi cho những người cao tuổi, trẻ em, mặt khác cũng là cơ hội để tranh làng Sình được nhiều người biết đến, được nhiều thế hệ lưu truyền, gìn giữ và không ngừng phát triển.

Tranh Sình từng bước đi từ thích ứng, thay đổi rồi dần tới biến đổi. Trong những năm gần đây sự biến đổi đó được biểu hiện trên rất nhiều mặt mà dưới đây luận văn sẽ chỉ ra rõ hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn: Tranh làng Sình trong đời sống tín ngưỡng người dân Huế (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w